当前位置:首页 > La liga > 【kết quả bóng đá ngoại hang anh】So với GDP, tỷ lệ nợ công thay đổi không nhiều 正文

【kết quả bóng đá ngoại hang anh】So với GDP, tỷ lệ nợ công thay đổi không nhiều

来源:88Point   作者:Nhà cái uy tín   时间:2025-01-10 09:52:48

Nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn

Bộ Tài chính cho biết,ớiGDPtỷlệnợcôngthayđổikhôngnhiềkết quả bóng đá ngoại hang anh tính đến ngày 31/12/2013, nợ công của nước ta ở mức 1.938 nghìn tỷ đồng, tương đương 54,1% GDP năm 2013 (GDP năm 2013 ở mức 3.584 nghìn tỷ đồng).

Theo con số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng, song nếu so sánh với GDP thì tỷ lệ này thay đổi không nhiều, tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010); 50,1% (2011); 50,2% (2012) và 54,1% (ước tính 2013), vẫn nằm trong phạm vi giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội (nợ công so với GDP không vượt quá 65%).

nợ công
Nợ công vẫn nằm trong phạm vi giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh minh họa

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, phần lớn các khoản vay của Chính phủ (vay ODA, vay ưu đãi, TPCP) trong thời gian qua đã được ưu tiên phân bổ cho chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp của các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Trong đó bao gồm các chương trình đầu tư bằng nguồn vốn TPCP theo các Nghị quyết của Quốc hội; vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đầu tư cho các dự án giao thông quan trọng; hệ thống thủy lợi; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các ngành giáo dục, y tế, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và thực hiện các chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo…

Ngân sách Trung ương phải bố trí trong dự toán để chi trả cho các nghĩa vụ nợ (gốc, lãi, phí…) đến hạn hàng năm đối với các khoản nợ này. Bên cạnh đó, để giảm nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của ngân sách Trung ương, Chính phủ còn thực hiện cơ chế cho vay lại toàn bộ hoặc một phần từ nguồn vốn vay nước ngoài cho chương trình, dự án đầu tư có khả năng thu hồi một phần hoặc toàn bộ vốn vay, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các nguồn vốn này tập trung vào một số ngành, lĩnh vực chính là ngành điện, dầu khí, cấp nước, sản xuất nông nghiệp, đường cao tốc, hàng không, cảng biển, công nghiệp và phát triển hạ tầng đô thị trên cơ sở chiến lược phát triển của từng ngành, lĩnh vực, phù hợp với định hướng cho vay của các nhà tài trợ và thực hiện việc thu hồi nợ cho vay lại thông qua Qũy Tích lũy trả nợ, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho các chủ nợ nước ngoài.

Áp lực gia tăng nợ

Bộ Tài chính cho biết, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn hết sức hạn chế, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, Chính phủ buộc phải tăng vay nợ để có nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, trong đó có nguồn TPCP.

Tuy nhiên, do thị trường vốn trong nước còn chưa phát triển, đối tượng mua TPCP phần lớn là các ngân hàng thương mại trong khi cơ cấu nguồn vốn của các NHTM chủ yếu là không kỳ hạn hoặc có thời hạn ngắn. Do vậy TPCP phát hành phần lớn đều nằm trong khoảng từ 2-5 năm và đây cũng là áp lực gia tăng nghĩa vụ trả nợ và rủi ro tái cấp vốn của Chính phủ.

Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư vẫn còn xảy ra tình trạng bất cập trong khâu đầu tư (chuẩn bị dự án chưa tốt; phân bổ sử dụng vốn vay còn dàn trải; đấu thầu, mua sắm phức tạp; thời gian thực hiện các dự án kéo dài; thiếu vốn đối ứng; chậm giải phóng mặt bằng….) dẫn đến chậm đưa dự án vào hoạt động và làm giảm hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, sức ép về nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ các bộ, ngành và địa phương là rất lớn gây áp lực gia tăng huy động vốn vay công, thúc đẩy gia tăng nợ công.

Biện pháp đồng bộ kiểm soát nợ công trong giới hạn

Bộ Tài chính cho biết, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các tổ chức quốc tế để kiểm soát nợ công trong giới hạn được phê duyệt. Đặc biệt, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả đầu tư, đảm bảo duy trì các chỉ số nợ trong giới hạn an toàn, phù hợp với tiềm lực của đất nước.

Theo đó, các biện pháp được tập trung bao gồm triển khai tổng kết, đánh giá thực hiện Luật quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn để tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ về quản lý nợ công, đầu tư, tài khóa và ngân sách.

Rà soát, phân kỳ đầu tư đối với chương trình, dự án đang và dự kiến sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, bảo lãnh Chính phủ để đảm bảo trong giới hạn nợ công, nợ Chính phủ đã được Quốc hội phê chuẩn.

Hạn chế tối đa việc mở thêm diện các chương trình, dự án và tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ, chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại theo nguyên tắc thị trường.

Đồng thời, trong quá trình điều hành, phấn đấu tăng thu NSNN để giảm bội chi; ưu tiên bố trí tăng chi trả nợ và cố gắng tăng kỳ hạn phát hành TPCP nhằm góp phần giảm tương ứng nhiệm vụ huy động vốn vay và đảo nợ trong thời gian tới.

Mở rộng cơ chế cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ đối với chính quyền địa phương để nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của địa phương, đồng thời bảo đảm đối xử công bằng giữa các địa phương.

Ngoài ra, có chiến lược, lộ trình và các giải pháp phát triển thị trường TPCP để tăng cường huy động các khoản vay thông qua phát hành TPCP trong nước với kỳ hạn dài, góp phần giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn và phát hành đảo nợ đối với danh mục nợ trái phiếu trong nước.

Song song với đó là tăng cường công tác quản lý và xử lý rủi ro về nợ công với việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và chủ động triển khai phương án xử lý rủi ro đối với một số khoản nợ của Chính phủ.

Hoàng Lâm

标签:

责任编辑:Cúp C2