【kết quả giải vô địch thụy điển】Dấu ấn chính sách trong đồng bào dân tộc

Nhà cái uy tín 2025-01-10 15:38:28 84188

Đường sá thông thoáng,ấuấnchnhschtrongđồngbodntộkết quả giải vô địch thụy điển trường học khang trang, đời sống người dân nâng lên rõ rệt... Đó là những nét nổi bật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2019.

Trường Tiểu học Xà Phiên 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ được đầu tư xây dựng, nâng cấp khang trang.

Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, khẳng định: “Giai đoạn 2014-2019, Trung ương, tỉnh có nhiều hoạt động đầu tư, hỗ trợ bà con đồng bào DTTS. Kết quả nổi bật nhất là cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm”.

Đổi thay cơ sở hạ tầng

Mấy ngày qua, hòa chung niềm vui chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) thì thầy cô, học sinh Trường Tiểu học Xà Phiên 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ vui mừng khi lần đầu tiên đón ngày kỷ niệm ở ngôi trường mới, khang trang.

Trường Tiểu học Xà Phiên 3 được xây dựng cách đây khá lâu nhưng nhiều năm không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa nên xuống cấp. Trường chỉ có 2 máy vi tính phục vụ dạy, học và chuyên môn thầy cô; nhiều bộ phận phải làm việc chung một phòng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Thực hiện Chương trình 135 trong đầu tư cơ sở hạ tầng cho đồng bào DTTS, cuối năm 2017, trường được xây mới 8 phòng học và sửa chữa một số phòng chức năng, tổng kinh phí 6,5 tỉ đồng; cuối năm 2018 thì hoàn thành.

Đưa vào sử dụng ai nấy đều vui. Theo đó, trường có 10 lớp, mỗi lớp có 1 phòng học riêng; Ban giám hiệu có phòng làm việc cho từng người; máy tính phục vụ cho dạy và học được trang bị đầy đủ; có sân khang trang, cổng trường cao rộng.

“Bây giờ dù mưa lớn chúng tôi cũng không còn lo như trước. Trường có 3 điểm lẻ, chúng tôi đang có kế hoạch sáp nhập về đây để tạo điều kiện cho học sinh có nơi học sạch sẽ, an toàn”, thầy Thái Văn Vẹn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xà Phiên 3, cho biết.

Theo ngành chức năng huyện Long Mỹ, giai đoạn 2014-2019, huyện có 3 trường ở vùng đồng bào DTTS được đầu tư nâng cấp, xây mới, tạo điều kiện cho thầy cô, học sinh có nơi dạy, học thuận lợi.

Ngoài xây dựng, nâng cấp một số trường thì việc xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn có đông đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh cũng được ngành chức năng, địa phương thực hiện thường xuyên, góp phần cho diện mạo nông thôn khởi sắc.

Ai có dịp trở lại tuyến đường cặp kênh Tà Ông, thuộc ấp 10, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ mới thấy sự đổi thay nơi đây. Bây giờ, đường được bê tông, hai bên đường người dân trồng hoa kiểng, nhiều nhà tường được xây dựng trị giá hàng trăm triệu đồng.

Ông Danh Quận, người dân ở đây, cho biết: “Bây giờ không chỉ người dân đi lại dễ dàng mà chuyện giao thương hàng hóa cũng tiện hơn trước, xe hàng bông vô tận đây 3-4 chiếc/ngày; nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư sản xuất, trở nên khấm khá”.

Cách đây khoảng 3 năm, tuyến đường này là lộ đất nên việc đi lại của bà con rất khó, nhất là việc giao thương; khi mưa xuống là nhiều phụ huynh phải đưa con em đi học bằng xuồng, ghe.

Thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ, tuyến này được đầu tư xây dựng với chiều dài gần 1,5km. Ngày hoàn thành, nhiều người mừng khôn siết, mua xe gắn máy để phục vụ việc đi lại.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2014-2019, tỉnh có 33 công trình được đầu tư, xây mới (26 lộ giao thông nông thôn, 7 công trình sửa chữa và xây mới trường học) từ Chương trình 135 với tổng kinh phí trên 47 tỉ đồng.

Đời sống nâng lên

Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thì việc thực hiện các quyết định hỗ trợ vay vốn để chuộc đất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… cho đồng bào DTTS được các địa phương quan tâm, triển khai thường xuyên, mang lại nhiều kết quả.

Đến thăm hộ ông Lý Văn Đẹt, ở ấp Long An B, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, mới biết ông đang sửa nhà, chi phí khoảng 20 triệu đồng. “Năm nay thoát nghèo rồi và có dư chút đỉnh nên sửa nhà. Đây là điều kiện để gia đình tôi phấn đấu vươn lên khá giả trong những năm tới”, ông Đẹt nói.

Nhờ hỗ trợ vốn trong sản xuất nên hộ ông Lý Văn Đẹt thoát nghèo.

Mấy năm qua, vợ chồng ông Đẹt sống cùng với 2 con. Để lo cuộc sống, ngoài 5 công ruộng, ông và 2 con làm thuê thêm nhưng vẫn nghèo. Năm 2018, được Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng để chuyển đổi nghề nghiệp nên ông đầu tư mua thiết bị phục vụ cho nghề mộc và sản xuất. Nhờ chịu khó làm ăn, năm 2019, hộ ông thoát nghèo.

Ông Đẹt cho biết: “Nói thật, trước đây gia đình tôi rất sợ thiếu nợ, vả lại dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước hoài cũng ngại nên mới mạnh dạn vay vốn. Bây giờ thoát nghèo thì phải làm sao đừng tái nghèo, đặc biệt là lo tương lai con cháu sau này”.

Ông Đẹt tính sẽ chuyển 5 công ruộng sang trồng trái cây, vì vùng đất này không thích hợp trồng lúa. Quá trình chuẩn bị sẽ nghiên cứu, tham quan học hỏi những hộ khác về cây trồng nào cho phù hợp.  

Đó là một trong rất nhiều trường hợp đồng bào DTTS nghèo được hỗ trợ vốn để đầu tư sản xuất của huyện Châu Thành A nói riêng và tỉnh nói chung đã thoát nghèo. Đáng chú ý, cách nghĩ, cách làm của họ đã khác, không còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước…

Ông Nguyễn Hoàng Triệu cho biết: “Nhờ hỗ trợ kịp thời trong phát triển sản xuất, đào tạo nghề, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nên tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS ngày càng giảm (trung bình giảm khoảng 4,18%/năm - PV). Cụ thể, đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS của tỉnh là 31,38%, đến cuối năm 2018, con số này còn 18,83%. Các địa phương trong tỉnh đã và đang nỗ lực hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS”.

Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đồng bào DTTS còn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực xây dựng xóm, ấp ngày càng phát triển, xanh - sạch - đẹp. Minh chứng, nhiều hộ tích cực hiến đất, góp ngày công cùng chính quyền địa phương xây dựng đường, trường, trạm, nông thôn mới...

Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, vùng đồng bào DTTS ở Hậu Giang đã phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa - xã hội, đời sống được cải thiện nhanh, trình độ dân trí được nâng cao. Từ đó, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong đồng bào DTTS ngày càng được củng cố, khối đại đoàn kết ngày càng được giữ vững, tăng cường.

Những kết quả trên là món quà quý dâng lên Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ III. Tin rằng, giai đoạn 2019-2024, đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy tỉnh nhà thêm phát triển.

Từ năm 2013 đến nay, tỉnh có 1.031 hộ dân tộc thiểu số được đầu tư, hỗ trợ nước sinh hoạt với tổng kinh phí 1,3 tỉ đồng; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho trên 49.000 lượt người ở vùng kinh tế khó khăn, kinh phí hơn 22 tỉ đồng.

-----------------

Hiện tỉnh có 33.915 người dân tộc thiểu số, chiếm 4,37% số dân toàn tỉnh. Giai đoạn 2014-2019, các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện rất hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS với tổng kinh phí trên 105,85 tỉ đồng.

 

Bài, ảnh: NHẬT TÂN

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/534f799088.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Giá cà phê hôm nay 29/10: Thế giới tăng, trong nước giảm

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Giá vàng hôm nay 27/10: Tiếp tục tăng

Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú

Bộ Xây dựng: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 không còn hàng để bán

Giá xăng có thể giảm, giá dầu dự báo tăng trong kỳ điều hành chiều nay

Dựng tin đồn thay đổi mẫu tem kiểm định, lừa người dân chuyển tiền để chiếm đoạt

友情链接