【soi kèo genoa】Thống nhất quy trình phân loại hàng hóa để chống thất thu
Một trong những công tác trong tâm trong công tác phân loại là Cục Thuế XNK đang hoàn thiện Thông tư của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa XK,ốngnhấtquytrìnhphânloạihànghóađểchốngthấsoi kèo genoa NK Việt Nam (thay thế thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 1-7-2015). Đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phân loại hàng hóa để Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Danh mục AHTN 2017, Biểu thuế MFN và các Biểu thuế FTA, các danh mục quản lý chuyên ngành theo AHTN 2017 đảm bảo đồng bộ và hợp nhất, hỗ trợ cho công tác phân loại hàng hóa được thuận lợi và chính xác. |
Cùng với đó, quy định về xác định trước mã số hàng hóa, xuất xứ của hàng hóa được Tổng cục Hải quan triển khai thời gian qua cũng đã giúp DN chủ động tính toán trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, đồng thời giúp cơ quan Hải quan tăng hiệu quả quản lý. Hầu hết hồ sơ gửi đến đều được Cục Thuế XNK giải quyết trong thời hạn 30 ngày, những trường hợp hàng hóa phức tạp cũng được giải quyết trong thời hạn tối đa 60 ngày.
Việc thực hiện quy định xác định trước mã số hàng hóa mang lại lợi ích cho cả Hải quan và DN. Cơ quan Hải quan nâng cao năng suất và hiệu quả quản lý nhờ đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, phân bổ nguồn lực hợp lý vào các giai đoạn trước, trong và sau thông quan. Trong khi đó, DN sẽ căn cứ vào những thông tin được cung cấp trước có tính ràng buộc pháp lý để nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh và tính toán lợi nhuận. Điều này làm tăng độ chắc chắn và có thể dự doán được cho các DN khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế... Những thông báo phân loại hàng hóa cũng được cập nhật trên Website của Tổng cục Hải quan để giúp DN thuận tiện hơn trong việc tham khảo áp dụng vào việc phân loại hàng hóa của chính DN.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua vẫn có tình trạng DN khai sai mã số hàng hóa để hưởng mức thuế thấp hơn hoặc cũng có tình trạng tại 1 đơn vị hải quan vẫn chấp nhận việc DN phân loại hàng hóa vào những mã số hàng khác với những mặt hàng có cùng đặc tính, chủng loại.
Danh mục quản lý rủi ro về phân loại được Tổng cục Hải quan xây dựng và triển khai trong toàn ngành, trong đó bao gồm khoảng 380 mặt hàng cấp độ 8 chữ số và 7 nhóm hàng cấp độ 6 chữ số bao gồm cả hàng NK và XK. Đây là tài liệu quan trọng, là công cụ quản lý trong công tác phân loại hàng hóa của cơ quan Hải quan trong cả khâu trong và sau thông quan. |
Cũng trong thời gian qua, đã có những mặt hàng NK phức tạp, có nhiều ý kiến trái chiều như các mặt hàng: Đồ uống không có ga, đồ uống có chứa collagen; kem bôi sẹo; trứng artemia- làm thức ăn chăn nuôi; thiết bị kết nối dùng cho internet; máy điều hòa không khí âm trần; dụng cụ mài lưỡi dao; đá cẩm thạch… Để phân loại đúng bản chất mặt hàng này, Cục Thuế XNK đã nhiều lần phải xin ý kiến cơ quan chuyên môn và phải tổ chức họp bàn. Có những mặt hàng phức tạp, Tổng cục Hải quan còn phải tổ chức đối thoại với DN để vừa lắng nghe vừa đưa ra được hướng dẫn trong việc phân loại hàng hóa.
Theo ông Trịnh Mạc Linh, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế, đảm bảo thực hiện phân loại hàng hóa thống nhất trên phạm vi toàn quốc, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp khai báo và áp mã số, mức thuế không thống nhất… là mục tiêu mà ngành Hải quan sẽ triển khai trong công tác phân loại, xác định mức thuế trong năm 2017.
Thực hiện mục tiêu này, Cục Thuế XNK đã tổ chức rà soát trên hệ thống thông tin dữ liệu liên quan để phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời việc thực hiện không đúng quy định về phân loại, áp dụng mức thuế theo các biểu thuế hiện hành; kiểm tra thực tế về công tác phân loại hàng hóa tại một số đơn vị hải quan địa phương... Cục đã ban hành công văn hướng dẫn kiểm tra phân loại hàng hóa để thống nhất thực hiện trong toàn ngành, trong đó hướng dẫn chi tiết từng bước kiểm tra trong tất cả các khâu thông quan và sau thông quan.
Bên cạnh đó, Cục sẽ tập trung xử lý vướng mắc có liên quan công tác phân loại, mức thuế của hải quan địa phương, DN kịp thời, theo đúng quy định. Đồng thời, chủ động bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho CBCC để nâng cao hiệu quả công tác, đảm bảo thực hiện công tác phân loại hàng hóa đúng quy định.
Cùng với đó, phối hợp với Cục CNTT thực hiện, vận hành, khai thác có hiệu quả Hệ thống MHs, phối hợp nâng cấp Hệ thống phù hợp với văn bản chính sách mới ban hành cũng như thực tế khai thác, sử dụng. Song song với đó là thường xuyên rà soát, sửa đổi, cập nhật Danh mục hàng hóa XNK rủi ro về phân loại.