Hàng loạt các nội dung liên quan đến thị trường trái phiếu đã được đại diện Bộ Tài chính giải đáp trong cuộc họp báo chuyên đề sáng 28/2/2017. 91% TPCP phát hành có kỳ hạn 5 năm trở lên Thông báo tại cuộc họp về một số kết quả hoạt động thị trường trái phiếu năm 2016,áttriểnquỹhưutríKhócũngphảilàkết quả bóng đá hôm nay net bà Phạm Thị Thanh Tâm, Trưởng phòng Thị trường tài chính, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, năm 2016 khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) đã đạt 281.750 tỷ đồng, trong đó 91% có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, vượt mục tiêu đề ra là 70%. Đặc biệt, một thành công lớn là lần đầu tiên Bộ Tài chính phát hành thành công TPCP kỳ hạn 30 năm cho nhà đầu tư nước ngoài. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt 8,71 năm (tăng 1,73 năm so với năm 2015), qua đó kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục nợ Chính phủ lên 5,98 năm vào cuối năm 2016, tăng 1,54 năm so với cuối năm 2015. Lãi suất phát hành bình quân là 6,49% (giảm từ 0,22% - 0,5% ở tất cả các kỳ hạn). Tỷ lệ nắm giữ TPCP của các nhà đầu tư dài hạn tăng từ 23% năm 2015 lên 44,6% năm 2016, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng thương mại giảm từ 77% năm 2015 xuống còn 55,4% năm 2016. Cũng trong năm, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 129.636 tỷ đồng, tăng 203,1% so với năm 2015. Trong quá trình phát triển thị trường, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quy định mới như quy định về đa dạng hóa nghiệp vụ trên thị trường, sự tham của BHXH Việt Nam hay Kho bạc Nhà nước (KBNN) trên thị trường trái phiếu. Trong đó, có Quyết định 2411 về đề án chuyển đổi khoản vay của ngân sách nhà nước (NSNN) từ BHXH Việt Nam dưới hình thức hợp đồng vay sang TPCP nhằm tái cơ cấu thị trường TPCP. Nhiều nghiệp vụ mới phát triển thị trường trái phiếu Giải thích về sự chuyển đổi này, bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, đây chỉ là việc chuyển đổi hình thức vay, từ cho vay NSNN theo hình thức hợp đồng vay sang hình thức TPCP. Về bản chất đều là cho Chính phủ vay nên tính an toàn đều được đảm bảo. Việc chuyển đổi khiến các khoản vay có thể đưa vào giao dịch trên thị trường, làm tăng thêm hàng hoá, tạo thanh khoản tốt hơn cho thị trường. Về phía BHXH, việc này làm tăng tính linh hoạt và chủ động của BHXH trong vấn đề thanh khoản. Đối với KBNN, Nghị định 24 mới ban hành có quy định về việc KBNN mua lại TPCP khi tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, bà Hiền lưu ý KBNN chỉ thực hiện mua có kỳ hạn và tối đa 3 tháng. Việc tham gia của KBNN làm tăng thêm hiệu quả về quản lý ngân quỹ, trong một số giai đoạn còn góp phần bình ổn thị trường. Đây là thông lệ quốc tế và là một khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như WB, IMF đối với Việt Nam, cũng nằm trong lộ trình chúng ta đã đặt ra về phát triển thị trường vốn. Một quy định mới khác liên quan đến thị trường trái phiếu cũng được các phóng viên đặt câu hỏi là về việc cho phép vay TPCP để bán và giao dịch mua bán TPCP trong ngày. Trả lời về nội dung này, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, việc bổ sung hai nghiệp vụ trên là nhằm đa dạng hoá các nghiệp vụ mà nhà đầu tư được phép thực hiện, thông qua đó tăng hoạt động, tăng thanh khoản của thị trường TPCP, đáp ứng tốt hơn thông lệ quốc tế. “Đây là bước đệm ban đầu trước khi UBCKNN nghiên cứu cho phép dịch vụ vay chứng khoán để bán với mục đích thương mại”, bà Tạ Thanh Bình cho biết. Trước mắt, để thận trọng, nghiệp vụ này sẽ áp dụng với TPCP trước khi áp dụng với các đối tượng khác, bởi các nhà đầu tư tham gia mua bán TPCP là nhà đầu tư tổ chức, có tính an toàn cao. Theo quy định, thời hạn vay sẽ không quá 180 ngày và chỉ cho phép các thành viên tạo lập thị trường được vay để bán. Một trong nhiều chính sách mới nữa được Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành trong năm qua là phát triển hệ thống quỹ hưu trí. Theo bà Phan Thị Thu Hiền, đây là vấn đề khó, rất mới mẻ ở Việt Nam do đó Bộ Tài chính đã tổ chức nghiên cứu chi tiết, thận trọng để đảm bảo triển khai hiệu quả. “Việc triển khai quỹ hưu trí không đơn giản, nhưng nếu không làm bây giờ thì 10 – 15 năm tới chúng ta sẽ đối mặt với vấn đề về an sinh, cũng như không tạo ra được nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường vốn. Cho nên, dù khó chúng tôi vẫn phải triển khai”, bà Hiền khẳng định. Trả lời thắc mắc về chính sách ưu đãi thuế cho hệ thống quỹ này, bà Hiền cho biết, theo Luật thuế Thu nhập cá nhân và Thu nhập doanh nghiệp, đối với đầu vào của quỹ sẽ được miễn thuế 1 triệu đồng, cả với người sử dụng lao động và người lao động. Còn khi rút ra, nếu người lao động rút theo hình thức lương hưu hàng tháng thì sẽ được miễn thuế thu nhập. Tuy nhiên, nếu rút tiền một lần sẽ phải nộp thuế bởi đây là hình thức không được khuyến khích, tương tự thông lệ ở các nước. “Hiện nay, dự thảo Thông tư hướng dẫn đã xong, dự kiến tiếp tục lấy ý kiến thẩm định Vụ Pháp chế và trình lãnh đạo Bộ ban hành trong thời gian tới”, bà Hiền cho biết thêm. H.Y |