【damac vs】Ngân hàng mong có, nhà quản lý bảo không
VAMC mua hơn 28 ngàn tỷ đồng nợ xấu
Mặc dù không đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% trong năm nay nhưng chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt của NHNN đã kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ,ânhàngmongcónhàquảnlýbảokhôdamac vs đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng và kiềm chế nợ xấu gia tăng. Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, đến ngày 12/12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64% so với cuối năm 2012; huy động vốn tăng 15,61%, trong đó bằng ngoại tệ tăng 13,7%, tăng khá cao 15,93% so với cuối năm 2012. Lãi suất được điều hành theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Các ngân hàng thương mại cũng đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: Triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh; kiểm soát và tiết giảm chi phí hoạt động kể cả chi lương, thưởng và cổ tức để tăng khả năng trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). “Đến ngày 16/12/2013, Công ty VAMC đã mua được gần 28.170 tỷ đồng dư nợ gốc, dự kiến đến cuối năm 2013 mua được khoảng 30-35 nghìn tỷ đồng nợ xấu”- bà Hồng khẳng định.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, năm 2014 ngành ngân hàng phấn đấu kiểm soát tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14%.
Kiến nghị hoãn áp dụng Thông tư 02
Quá trình xử lý nợ xấu trong năm 2013 đã triển khai đồng bộ mà điểm nhấn là việc đưa VAMC vào hoạt động. Ông Đặng Văn Thảo - Phó chánh Thanh tra Giám sát NHNN- cho biết, trong năm 2014 và 2014, bên cạnh những giải pháp đã thực hiện trong xử lý nợ xấu cơ quan thanh tra giám sát đang nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng phân loại nợ xấu thành 3 nhóm: khách hàng đã giải thể phá sản không con tài sản có thể phải dùng nguồn dự phòng để xóa nợ; cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp; nếu doanh nghiệp có tài sản bảo đảm thì tiến hành phát mại tài sản này. Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: Những chính sách biện pháp thực hiện trong quá trình xử lý nợ xấu sẽ dược lãnh đạo NHNN căn cứ đề xuất của cơ quan chức năng và thực tế để có quyết định phù hợp ở thời điểm phù hợp.
Một trong những lo ngại của các ngân hàng thương mại về thời hạn áp dụng Thông tư 02 vào tháng 6 sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2014, ông Lê Công- Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân- đội bày tỏ: Nền kinh tế hiện vẫn còn nhiều khó khăn, sức khỏe của các doanh nghiệp, ngành ngân hàng vẫn còn rất yếu, thì việc áp dụng Thông tư 02 vào thời điểm 1/6/2014 là chưa phù hợp, sẽ làm khó khăn hơn cho doanh nghiệp và cho ngành ngân hàng.
Ông Lê Công kiến nghị: NHNN nên chọn thời điểm thích hợp để áp dụng Thông tư này thì nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh hơn. Chủ tịch HĐQT Vietinbank, ông Phạm Huy Hùng cũng đồng quan điểm khi cho rằng, trong điều kiện hiện nay, các tổ chức tín dụng chưa thể xử lý nhanh các tồn tại và “nợ xấu bày ra hết lúc này cũng không xử lý được".Vì thế, “NHNN xem xét tiếp tục tạm hoãn Thông tư này đến năm 2015 hoặc 2016 mới triển khai.”- ông Hùng đề nghị.
Trước đó, trả lời báo chí tại cuộc họp báo chiều 16/12 về việc có tính đến lùi thời hạn áp dụng Thông tư 02 hay không, ông Đặng Văn Thảo cho rằng: Thông tư 02 được hoãn 1 năm, tuy nhiên không thể hoãn lâu hơn nữa. “Quan điểm của chúng tôi là 1/6/2014 phải áp dụng triệt để thông tư này. Cơ quan thanh tra đã yêu cầu các ngân hàng tự tính toán nợ xấu, có kế hoạch trích lập dự phòng.”- ông Thảo nói.