Chiếc xe bồn chứa 9.000 lít xăng máy bay vừa bị bắt tại Hưng Yên.
Xăng máy bay không thể dùng cho xe máy
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam,êngialýgiảivềtáchạicủaxăngphachếtừxăngmálịch đá bóng bồ đào nha GS. Hoa Hữu Thu, Bộ môn hóa học dầu mỏ, trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết: Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy bay: Máy bay phản lực và máy bay cánh quạt, mỗi loại máy bay này lại dùng một kiểu xăng chuyên dụng khác nhau. Trong đó, máy bay chở khách dùng nhiên liệu giống như dầu hỏa hay còn gọi là Jet A1 - nguyên liệu hoàn toàn khác xăng.
Trả lời câu hỏi việc sử dụng xăng máy bay dùng cho xe máy, ô tô được hay không? GS Thu cho biết, nguyên tắc là nhiên liệu nào sử dụng cho động cơ ấy, đem nhiên liệu của máy bay (xăng dùng cho động cơ cánh quạt) dùng cho động cơ ô tô, xe máy (xăng dùng cho động cơ 4 kỳ) là việc tuyệt đối không được làm vì nhiên liệu sử dụng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, xăng máy bay dễ bay hơi hơn so với xăng ô tô, xe máy.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Kiên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng cho biết, xăng máy bay không thể dùng cho các phương tiện như xe máy, ô tô. Tuy nhiên, ông Kiên cũng đưa ra giả thiết, nhiên liệu bay nếu được pha chế để sử dụng cho phương tiện giao thông sẽ dễ xảy ra hiện tượng chết máy.
Theo GS Thu, xăng máy bay có trị số octan rất cao (trên 100) trong khi đó xăng của ô tô, xe máy, trị số octan chỉ yêu cầu khoảng 92. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho chính người sử dụng và có thể ảnh hưởng tới người khác khi xảy ra cháy nổ vì chất lượng của xăng ô tô, xe máy khác hoàn toàn so với xăng máy bay, nếu thay thế nhau sẽ dẫn tới hiện tượng cưỡng bức nổ.
“Quan trọng nhất là hệ số nén của 2 loại xăng này khác nhau. Cụ thể, nhiên liệu dùng cho máy bay, hệ số nén thấp hơn hệ số nén của động cơ xe máy, ô tô. Ví dụ, xe máy Wave có hệ số nén trên 9 một chút nhưng động cơ cánh quạt của máy bay thì không phải là 9 mà còn thấp hơn. Chính vì vậy, chưa nén đến nơi thì xe đã nổ rồi, động cơ sẽ rung cực mạnh, làm bung tất cả các thiết bị, các mối nối lỏng ra, nhiên liệu chảy rò rỉ, xăng bốc hơi sẽ dẫn tới cháy nổ. Cháy một chút sẽ dẫn tới cháy cả bình và từ đó, cháy cả xe” – GS Thu cho biết.
Xăng pha không đúng tiêu chuẩn sẽ gây hại động cơ
Ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng khẳng định, nếu dùng xăng máy bay mang ra sử dụng như một loại xăng thông thường thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thiết bị, máy móc.
"Chất này có trị số octan cao như vậy thì các máy móc thiết bị hiện tại của chúng ta chưa chắc sử dụng được, sử dụng thì sẽ rất không tốt cho máy móc thiết bị bởi vì mỗi loại máy móc thiết bị nó có trị số octan phù hợp để hoạt động. Đặc biệt là chất này có hàm lượng chì rất lớn, gây ô nhiễm môi trường, mặt khác ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, trong điều kiện đông đúc, tắt đường trong đường phố mà sử dụng cái này để chạy nhiên liệu thì không thể chấp nhận được.', ông Vinh cho biết.
Ông Nguyễn Quang Kiên, Phó Tổng giám đốc Petrolimex cũng phân tích, nhiên liệu bay là dạng nhiên liệu cùng phân đoạn với dầu hoả, nặng hơn xăng và nhẹ hơn dầu diesel. Nên khi pha vào xăng nó sẽ gây hại cho động cơ vì không cháy hết, tạo muội than, làm loãng dầu nhờn trên xi lăng.
Theo lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, xăng dầu phải được pha chế theo tiêu chuẩn, nếu như không theo các tiêu chuẩn các yêu cầu đó thì nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến máy móc thiết bị.
"Ví dụ trong thời gian vừa qua chúng ta thấy có một số xe ô tô đang chạy bị chết máy do nguyên nhân là hàm lượng nhựa trong xăng lắng đọng nhiều theo thời gian dẫn đến tắc đường cháy và ảnh hưởng đến máy móc thiết bị làm ô tô không chạy hoặc một số thiết bị không thể nổ máy”, Ông Vinh dẫn chứng
Đề cập đến vấn đề sử dụng các chất phụ gia để pha chế xăng dầu, lãnh đạo Tổng cục cho hay, về mặt tổng thể thì những cơ quan, đơn vị được phép pha chế xăng dầu, đang thực hiện rất tốt, đúng bài bản quy trình, thủ tục về pha chế xăng dầu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp vì trục lợi mà có những cá nhân, tổ chức tự ý sử dụng các loại phụ gia trong pha trộn xăng dầu nhằm gian lận.
“Đây là một hoạt động phi pháp, không đúng theo quy trình thủ tục. QLTT cũng như Ban chỉ đạo 389 , chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các địa phương chúng tôi luôn kiểm tra, lấy mẫu trên thị trường để kiểm soát việc này’, ông Vinh cho biết.
Trước đó, ngày 4/3, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9, Chi cục QLTT tỉnh Hưng Yên khi kiểm tra xe ô tô mang biển kiểm soát 29C 391.61 dừng đỗ tại Trạm soát vé số 1, Quốc lộ 5A đã phát hiện trên xe đang vận chuyển gần 9000 lít chất lỏng, nghi là xăng, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. Kết quả giám định của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng về chất lỏng lấy từ bồn chứa của chiếc xe BKS 29C 39161 cho thấy: Hàm lượng chì lên đến 0.8651 g/l (Gam trên lít) trong khi hàm lượng chì tối đa trong xăng A92 chỉ là 0.013 , tức là cao gấp thông thường gần 80 lần. Cơ quan chức năng nhận định, số chất lỏng trên xe nghi là xăng đặc chủng của máy bay mà các đối tượng lấy trộm rồi đưa ra bán ngoài thị trường. |
Thanh Uyên
Giảm giá xăng dầu mức 'chấp nhận được' cho người tiêu dùng