当前位置:首页 > La liga > 【lich thi đau bong đa】Áp lực hoàn thành mục tiêu kế hoạch 2021 正文

【lich thi đau bong đa】Áp lực hoàn thành mục tiêu kế hoạch 2021

来源:88Point   作者:Cúp C2   时间:2025-01-26 06:43:34
Cần có các chính sách mang tính khuyến khích để thay đổi hành vi trong tiêu dùng,Áplựchoànthànhmụctiêukếhoạlich thi đau bong đa đầu tưvà sản xuất - kinh doanh.

Áp lực nặng nề

Trong báo cáo mới đây về kinh tếgiữa kỳ 2021 - 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 dù tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,56%, nhưng vẫn được thế giới đánh giá là tích cực, do nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm. Năm 2022, sau 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch, kinh tế Việt Nam đã vực dậy mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch (6 - 6,5%) và là mức tăng trưởng cao so với trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, do ảnh hưởng của biến động chính trị toàn cầu, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,72%. Tuy đây vẫn là mức tăng trưởng khá và xu hướng đang chuyển biến tích cực, khi tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, song vẫn đặt áp lực lên việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm (6,5%).

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam vừa diễn ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định, từ quý IV/2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, rất khó đạt chỉ tiêu cả năm 2023 theo Nghị quyết của Quốc hội. Ngoài nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ”, các động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều khó khăn, tăng trưởng thấp, thậm chí đều gặp “trục trặc”, giảm tốc.

Vấn đề không chỉ là tăng trưởng năm 2023 khó đạt mục tiêu, mà điều này còn ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành (Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam), nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về tốc độ tăng trưởng. “Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới, thì việc đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021 - 2025 là vô cùng khó khăn”, ông Nguyễn Xuân Thành bày tỏ.

Tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nếu năm nay đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thì bình quân hai năm 2024 - 2025, tăng trưởng GDP phải đạt 7,76%/năm, mới có thể đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 6,5%, cận dưới mục tiêu 5 năm 6,5-7%, theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Còn nếu tăng trưởng năm 2023 chỉ là 6%, thì bình quân hai năm 2024 - 2025, phải tăng trưởng 8%/năm.

“Đây là những mức tăng trưởng rất cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn quá nhiều yếu tố bất định, còn kinh tế trong nước vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Rất khó để đạt được các con số này, nếu như không có thêm những cơ chế, chính sách đột phá”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nói như vậy.

Chính phủ và cả hệ thống chính trị vẫn đang quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.  Ảnh: Đức Thanh. Đồ họa: Đan Nguyễn

Cơ hội nào để nền kinh tế tăng tốc?

Không chỉ với kinh tế năm 2023, mà ngay cả với việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chính phủ vẫn luôn quyết tâm đạt mức cao nhất có thể. Vì vậy, hàng loạt cơ chế, chính sách, giải pháp đã được quyết liệt thực hiện. Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và giải ngân vốn đầu tư công là ví dụ điển hình.

“Nếu giải ngân được 95% vốn đầu tư công năm 2023 mà Quốc hội đã phê duyệt là hơn 700.000 tỷ đồng, thì tốc độ tăng trưởng có thể từ 5,5% tăng lên đến 5,8%”, ông Thành nói.

Để thúc đẩy tăng trưởng, cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.

标签:

责任编辑:La liga