Theưacôngbốđiềuchỉnhgiádịchvụytếởđịaphươnhận định bóng đá nhà nghề mỹo nhận định của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm mặc dù có chuyển biến tích cực, nhưng còn nhiều khó khăn, kinh tế vĩ mô chưa bền vững, chỉ số giá xu hướng tăng cao trở lại, tăng trưởng còn thấp. Trong khi đó, dư nợ tín dụng thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn; nợ xấu ngân hàng chậm giải quyết. Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9 Thủ tướng ký ban hành đã đề ra một số giải pháp quan trong để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ mức tăng trưởng hợp lý. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay cho sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Ngân hàng cũng phải tăng tín dụng cho khu vực nông nghiệp, thủy sản và các ngành nghề có khả năng tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm mức tăng tổng phương tiện thanh toán như chỉ tiêu đề ra. Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp kịp thời, phù hợp để tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng; trong năm 2013 khẩn trương xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và người dân. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tăng cường dự trữ ngoại tệ; kiểm soát chặt chẽ tỉ giá phù hợp với tín hiệu thị trường; bảo đảm đủ nguồn vốn cho học sinh, sinh viên vay để học tập. Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Chính phủ cũng đồng ý gia hạn thêm 3 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của tháng 6 năm 2012. Số thuế từng được gia hạn một lần theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, nay tiếp tục được lùi từ đầu năm 2013 đến tháng 3.
Về giá dịch vụ y tế ở địa phương, Nghị quyết nêu rõ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ quản lý chặt chẽ các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc làm tăng chi phí đầu vào trong sản xuất, kinh doanh. Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương chưa công bố điều chỉnh giá dịch vụ y tế cần có lộ trình thực hiện phù hợp theo hướng lùi thời hạn áp dụng, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giải thích chính sách mới về dịch vụ y tế để tạo sự đồng thuận của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Về Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Nghị quyết nêu rõ bảo hiểm y tế toàn dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Trong quá trình xây dựng lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, cần đề xuất cơ chế, chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng: người thuộc gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên, nông dân, ngư dân, diêm dân có mức sống trung bình. Nghiên cứu để tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc hộ cận nghèo mới thoát nghèo; có biện pháp để tăng tỷ lệ người lao động trong các loại hình doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân tự nguyện tham gia bảo hiểm. Từ năm 2013, các bộ, ngành, địa phương, phải đưa tiêu chí về bảo hiểm y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%. Dương Vũ Minh |