Công cụ nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp
Nhận định về vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với sự phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước,Đưasởhữutrítuệthànhbệphóngchokhởinghiệpđổimớisángtạthứ hạng của boca juniors Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho rằng, trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, SHTT đã trở thành một trong những công cụ được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia đều công nhận và bảo hộ quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân nhằm mục đích khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm việc phổ biến tiến bộ khoa học, công nghệ, văn hóa nghệ thuật vào mục đích phát triển xã hội.
“Nước ta mở cửa từ năm 1986, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là hơn 2,9 tỷ USD, trong đó 3/4 là nhập khẩu, còn lại là xuất khẩu. Khi đó, các mặt hàng của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu đi Liên Xô và các nước Đông Âu. Năm 2019, nghĩa là sau 33năm đổi mới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 516 tỷ USD, xuất siêu trị giá trên 10 tỷ USD. Như vậy có thể thấy, từ năm 1986 đến nay, tình hình nền kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam đã có sự thay đổi một cách căn bản.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế sâu rộng, gần nhất là việc tham gia Hiệp định CPTPP và ký kết EVFTA. Các đàm phán của Việt Nam khi tham gia các hiệp định nói trên đều có các nội dung vô cùng quan trọng liên quan tới SHTT, thậm chí trở thành một trong những nội dung đàm phán quan trọng bậc nhất, khó khăn bậc nhất mà chúng ta gặp phải.
Điều đó càng khẳng định, SHTT ngày càng được quan tâm nhiều hơn, trở thành vai trò tiên quyết, chi phối nhiều mối quan hệ, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của một quốc gia”, Thứ trưởng Phạm Công Tạc nói.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc khẳng định, SHTT là công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế