当前位置:首页 > World Cup > 【ltd bđ】Theo dõi rủi ro đảm bảo tính bền vững tài khóa và an ninh tài chính công

【ltd bđ】Theo dõi rủi ro đảm bảo tính bền vững tài khóa và an ninh tài chính công

2025-01-24 23:50:31 [La liga] 来源:88Point

theo doi rui ro dam bao tinh ben vung tai khoa va an ninh tai chinh cong

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải tại hội thảo Quản lý rủi ro tài khóa đối với các dự án công tư (PPP) do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 22/3 tại Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải, những năm qua, cùng với quá trình cải cách thể chế quản lý kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong cải cách quản lý tài chính công. Hệ thống pháp luật, chính sách ngày càng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần quan trọng trong huy động, sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn lực tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch trong các khâu của quy trình ngân sách. Nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được tập trung ưu tiên tăng chi cho con người, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, cho các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng.

Cùng với đó, công tác quản lý nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia cũng không ngừng được đổi mới, nhất là việc ban hành và tổ chức thực hiện Luật Quản lý nợ công, qua đó, đã hình thành một hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước đối với nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia. Các chỉ số liên quan đến nợ công, nợ nước ngoài quốc gia tiếp tục được duy trì trong giới hạn an toàn do Quốc hội quy định.

Theo Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro tài khóa, nhất là từ góc độ bền vững tài khóa trung và dài hạn. Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại thu, chi ngân sách và quản lý nợ công đặt ra trong Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020, việc theo dõi và quản lý các rủi ro tài khóa có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững tài khóa và an ninh tài chính công.

Đây cũng là vấn đề mà Bộ Tài chính ưu tiên triển khai thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ thông qua Chương trình Hỗ trợ tư vấn và phân tích quản lý tài chính công tại Việt Nam (Chương trình AAA); trong đó, “Quản lý rủi ro tài khóa tổng thể” là một trong 14 đề án của Chương trình đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt để thực hiện trong giai đoạn 2018-2020.

Với áp lực huy động nguồn vốn và nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc huy động các nguồn vốn thông qua các mô hình PPP. Để có được các dự án PPP thành công, việc nhận định đầy đủ và có phương án xử lý các rủi ro có thể xảy ra, trong đó đặc biệt các rủi ro liên quan đến tài khóa của Chính phủ là một yêu cầu tất yếu. Do đó, quản lý rủi ro tài khóa nói chung và đối với các dự án PPP nói riêng là một vấn đề còn tương đối mới đối với Việt Nam.

Theo ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, rủi ro tài khóa ở Việt Nam có sự đặc thù so với các nước trên thế giới. Do vậy, việc nhận diện rủi ro tài khóa và rủi ro trong các dự án PPP được triển khai càng sớm càng tốt, tức là ngay từ giai đoạn lập dự án. Đồng thời, cần quy định cơ quan quản lý thu xếp nguồn vốn gắn với cơ quan xây dựng dự án. Đối với việc quản lý rủi ro trong dự án PPP cần đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội với hiệu quả tài chính.

"Cần xây dựng các thứ tự ưu tiên của các dự án, xác định chia sẻ trách nhiệm rủi ro; nâng cao tính công khai, minh bạch trong các dự án. Mặt khác, cần phân loại, lựa chọn bảo lãnh dự án, không nên cứng nhắc cho rằng tất cả các dự án cần phải được bảo lãnh. Việc để Chính phủ phải bảo lãnh tất cả các dự án gây khó khăn, song nếu không bảo lãnh thì các nhà tài trợ cả tư nhân và quốc tế lại ngại trong hỗ trợ. Do đó cần phải có giải pháp trung hòa, phân loại với từng dự án, từng dịch vụ công, cơ sở hạ tầng, cũng như sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý, trong đó xác định nhiệm đối với rủi ro khi thực hiện các dự án", ông Tuấn nhận định.

Phát biểu tại Hội thảo, ông James A. Brumby cũng cho rằng, PPP là một hình thức triển khai dự án đầu tư công. Do vậy, mọi đề xuất dự án đầu tư cần được sàng lọc về mức độ tương thích và phù hợp với chính sách của quốc gia. Mọi dự án đầu tư phải được đánh giá kinh tế chung, phải khả thi về kỹ thuật và pháp lý, tuân thủ về môi trường, bền vững về xã hội và khả thi về kinh tế, cũng như thể hiện rõ chi phí và phù hợp với ưu tiên ngân sách.

Nhiều ý kiến cho rằng, PPP gắn liền với chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm của Nhà nước và tư nhân. Do vậy, phải có sự phối hợp hài hòa giữa 2 bên thì dự án PPP mới thành công. Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải nhấn mạnh, nhận diện quản lý rủi ro về tài khóa là vấn đề quan trọng đảm bảo an toàn tài chính. Việc kêu gọi vốn đầu tư tư nhân thông qua hợp đồng PPP là cần thiết trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước khó khăn, vốn vay ưu đãi giảm giảm dần. Song, để quản lý rủi ro tài khóa đối với các dự án PPP cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, cũng như Nhà nước cần có đánh giá chính xác, chia sẻ rủi ro thỏa đáng để thu hút dự án PPP.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读