88Point88Point

【kết quả bóng đá tây ban nha đêm qua】Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Yêu cầu đủ điện nhưng giá điện phải hợp lý

pho thu tuong trinh dinh dung yeu cau du dien nhung gia dien phai hop ly

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thanh

Nguy cơ thiếu điện

TheóThủtướngTrịnhĐìnhDũngYêucầuđủđiệnnhưnggiáđiệnphảihợplýkết quả bóng đá tây ban nha đêm quao báo cáo của EVN tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019 ngày 3/1, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm 2018 bên cạnh một số thuận lợi như: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu, Kế hoạch 5 năm 2016-2020 của EVN; tình hình tài chính được cải thiện, giá điện được điều chỉnh tháng 12/2017; tình hình nước về các hồ thủy điện khu vực miền Bắc tốt... thì việc đảm bảo cấp điện và hoạt động của EVN và các đơn vị vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, ông Nguyễn Tài Anh-Phó Tổng giám đốc EVN cho biết: Nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao hơn so với kế hoạch 2,4 tỷ kWh, miền Nam thiếu hụt nguồn cấp trầm trọng; nguồn cấp khí đã bị suy giảm, vận hành không ổn định nên sản lượng khí cấp năm 2018 thấp hơn so với kế hoạch gần 450 triệu m3(tương ứng 2,5 tỷ kWh). Bên cạnh đó, việc cấp than trong nước cũng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện, đặc biệt trong 3 tháng cuối năm; đồng thời lưu lượng nước về các hồ thủy điện cuối năm ít, đặc biệt các hồ thủy điện miền Trung. Để đảm bảo an ninh cung cấp điện, EVN đã phải tăng huy động các nhà máy thủy điện, làm giảm mức nước dự trữ để cấp điện năm 2019 tương đương với xấp xỉ 2,56 tỷ kWh.

“Đáng chú ý, một số chi phí đầu vào tăng cao như: Giá than nhập khẩu, dầu, biến động tỷ giá... làm chi phí mua điện của Tập đoàn tăng 7.011 tỷ đồng và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ tăng trên 4.000 tỷ đồng”, ông Nguyễn Tài Anh nói.

Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 3/1, tân Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cũng cho rằng: Giai đoạn sắp đến sẽ là một thách thức lớn của Tập đoàn. Bởi đất nước đang tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng với tốc độ thậm chí cao hơn, đã tạo sức ép lớn lên ngành điện.

“Chúng tôi cũng sẽ chủ động làm việc với tập đoàn, tổng công ty, các chủ đầu tư các dự án nguồn điện ngoài EVN, các đối tác trong và ngoài nước, các nhà tài trợ và cung cấp tín dụng để cùng EVN giải quyết bài toán thiếu nguồn điện, chủ động báo cáo, thuyết phục các bộ ngành và chính phủ để giải quyết các vấn đề vướng mắc ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò và sự phát triển vươn lên của Tập đoàn”, ông Trần Đình Nhân nhấn mạnh.

Phải đảm bảo đủ điện


Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: Năm 2018, kinh tế đạt mức tăng trưởng tích cực với 7,08% là có sự đóng góp của nhiều tập đoàn kinh tế, trong đó có EVN khi đảm bảo cung ứng đủ điện cho đất nước và nhu cầu sinh hoạt người dân. Tổng công suất của EVN và các đơn vị đạt 28.164 MW, chiếm 58% tổng nguồn điện của Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, với công ty mẹ lãi khoảng 900 tỷ đồng và nộp ngân sách là trên 20.000 tỷ đồng,...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, theo Phó Thủ tướng, EVN đang phải đối mặt thách thức là nguy cơ thiếu điện lớn, nếu không có giải pháp hữu hiệu. Nhu cầu điện đang tăng nhanh và vượt qua khả năng cung ứng. Hiện, tổng công suất nguồn là 48.000 MW, với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện 10%/năm. Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, Việt Nam cần tổng nguồn là 90.000 MW. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn do độ mở của nền kinh tế rất lớn.

“Trong khi đó, thủy điện ngày càng giảm, dư địa khai thác hạn chế; việc phát triển nguồn điện thay thế gặp nhiều khó khăn. Điện than gặp khó khăn do môi trường; điện khí giá cao, thực hiện dự án lâu, nguồn vốn trong nước không đủ năng lực... Với dự án quy mô công suất 600 MW trở lên, tổng vốn đầu tư cần ít nhất 1 – 2 tỷ USD”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Trong ngắn hạn, theo Phó Thủ tướng, các hồ thủy điện miền Trung thiếu nước, tương lai năm 2019 thiếu nước nghiêm trọng hơn nên ảnh hưởng phát điện, như vậy sẽ phải bù bằng nhiệt điện than. Tuy nhiên, việc cung cấp than cho nhiệt điện cũng khó khăn, đồng thời, phát triển điện than khó khăn do sự đồng thuận của người dân chưa cao, công tác tuyên truyền chưa rõ.

“Mua điện của nước ngoài rẻ hơn nhiều so với điện sản xuất trong nước. Giá điện mặt trời trong nước là 9,35 cent/kwh (khoảng 2.086 đồng/số điện), điện than là 7 cent, điện khí là trên 10 cent. Vì vậy, nếu giá mua điện của nước ngoài là 7 cent thì rất có lợi. Nếu áp dụng mức giá cao thì cuối cùng người dân phải chịu. Cho nên yêu cầu đặt ra là đủ điện nhưng giá điện phải hợp lý, người dân chịu đựng được, doanh nghiệp chịu đựng được. Muốn vậy, Việt Nam phải có cơ cấu nguồn điện hợp lý giữa nhiệt điện, thủy điện,...", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

赞(2)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả bóng đá tây ban nha đêm qua】Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Yêu cầu đủ điện nhưng giá điện phải hợp lý