您的当前位置:首页 > World Cup > 【ti le bong da net】Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực 正文

【ti le bong da net】Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực

时间:2025-01-12 13:34:50 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

(CMO) Thiết thực xây dựng chính quyền điện tử, tỉnh Cà Mau đã có lộ trình cụ thể, bước đầu tạo được ti le bong da net

Báo Cà Mau(CMO) Thiết thực xây dựng chính quyền điện tử, tỉnh Cà Mau đã có lộ trình cụ thể, bước đầu tạo được môi trường làm việc liên thông, hiện đại và chuyên nghiệp. Theo đó, đã tiết kiệm được thời gian, chi phí, từng bước nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Tiếp nối kết quả đạt được giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025, địa phương cũng đã xác định nhiều mục tiêu quan trọng, tổng mức đầu tư cần thiết dự kiến hơn 230 tỷ đồng.

Dần hình thành nền hành chính hiện đại

Ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính. Hoàn thiện hệ thống thông tin về các đối tượng quản lý để làm cơ sở đổi mới thủ tục hành chính. Tin học hoá các thủ tục hành chính giúp công tác quản lý của cán bộ, công chức nhanh gọn, chính xác; công dân, doanh nghiệp giao dịch với cơ quan Nhà nước nhanh chóng, thuận tiện.

Nhằm đảm bảo các mục tiêu chung, hàng năm địa phương đều xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể. Theo đó, những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã được triển khai rộng khắp. Ðơn cử như đối với ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành gồm nhiều phần mềm được triển khai như: phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (VIC), Chữ ký số, Thư điện tử công vụ tỉnh, Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, phần mềm Quản lý nhân sự, phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã.

Thiết thực xây dựng chính quyền điện tử, tỉnh Cà Mau đã có lộ trình cụ thể, bước đầu đã tạo được môi trường làm việc liên thông, hiện đại và chuyên nghiệp. (Ảnh chụp tại UBND Phường 1, TP Cà Mau).

Ðối với ứng dụng phục vụ quản lý, đã qua tỉnh triển khai  phần mềm Thông tin kinh tế xã hội (EGC). Phần mềm này được triển khai sử dụng năm 2016 nhằm đáp ứng các nhu cầu theo dõi xử lý công việc hành chính của lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh. Với hệ thống tích hợp thông tin kinh tế - xã hội, lãnh đạo UBND tỉnh và các đơn vị có thể truyền đạt thông tin thông suốt thông qua thiết bị di động, như giao việc, báo cáo công việc, truyền đạt các ý kiến chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện công việc đã giao; cập nhật thông tin mới nhất về tình hình xử lý hồ sơ một cửa, xử lý văn bản của các đơn vị trong tỉnh; cập nhật thông tin kinh tế - xã hội hàng tháng của tỉnh, bao gồm các lĩnh vực: kinh tế, tài chính, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế, giao thông… thông qua thiết bị di động. Cung cấp các tiện ích cần thiết hỗ trợ cho công việc của lãnh đạo các đơn vị, như thư điện tử, đọc tin tức… trên thiết bị di động.

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Trên nền tảng kết quả đạt được giai đoạn 2016-2020, tỉnh Cà Mau đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng để phấn đấu từ nay đến năm 2025.

Trong đó, xác định mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Bên cạnh đó, hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử, hướng đến xây dựng Chính quyền số nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước; tạo lập dữ liệu mở, dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng. Từ đó, nâng cao vị trí xếp hạng của tỉnh Cà Mau về các bộ chỉ số liên quan đến Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số và các mức độ ứng dụng khác do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố.

Ðối với thu hút nguồn lực CNTT, hàng năm cân đối, bố trí ngân sách của tỉnh triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT trọng tâm, trọng điểm để đầu tư trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Cà Mau. Ưu tiên bố trí kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị để đầu tư máy tính, nâng cấp mạng nội bộ, duy trì các ứng dụng nội bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương./.

 

Văn Ðum