【kết quả pumas unam】Đẩy nhanh hiệu lực các luật: Khơi thông nguồn lực phát triển

作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:00:13 评论数:

Đặc biệt vì thông thường chỉ xem xét việc kéo dài và lùi thời hạn thực hiện. Còn lần này,ĐẩynhanhhiệulựccaacutecluậtKhơithocircngnguồnlựcphaacutettriểkết quả pumas unam lần đầu tiên Quốc hội xem xét việc đẩy sớm hiệu lực, quy định pháp luật đối với luật, dự thảo luật. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì rất nhiều điểm mới trong luật tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp và cả đời sống nhân dân.

Các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước (hàng đầu) tham dự tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV - Ảnh: Trần Thể

Lãnh nhận trách nhiệm

Phát biểu trong phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bến Tre khẳng định: Các đại biểu đã nhìn nhận những điểm nghẽn, nút thắt, khó khăn của nền kinh tế, vì vậy phải có trách nhiệm trong việc huy động các nguồn lực, khơi thông nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.

Đất đai, bất động sản vốn được ví như mạch máu của nền kinh tế. Nếu bị tắc nghẽn, không được khơi thông và để càng lâu càng ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Việc đẩy sớm thời gian có hiệu lực các luật giúp giải phóng nguồn lực và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Chia sẻ với một số ý kiến còn băn khoăn về rủi ro có thể nảy sinh, song đại biểu Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ quyết tâm: Chúng ta đều biết, để phát triển không chỉ có tâm lý không sợ sai, không sợ trách nhiệm, dũng cảm vượt lên trong việc thực hành pháp luật, thi hành thể chế mà còn nỗ lực vì lợi ích chung. Khi Chính phủ đã trình Quốc hội với quyết tâm thực thi sớm hơn, tức là Quốc hội sẽ nhận về mình trách nhiệm nếu trong quá trình thực hiện có những vấn đề khó khăn, vướng mắc.

Rất nhiều đại biểu đồng tình quan điểm không ai có thể chắc chắn việc kéo dài thêm 4-5 tháng, đến ngày 1-1-2025 ban hành luật và áp dụng thì sẽ không có rủi ro. Điều quan trọng là đánh giá rủi ro để lường trước và có biện pháp ứng phó.

Khơi thông nguồn lực

Điều chỉnh thời hạn có hiệu lực các luật tại kỳ họp thứ 7 là một quyết tâm, nỗ lực cao của Quốc hội, Chính phủ. Rất nhiều nội dung mới về quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, về tài chính, đất đai, giá đất đã góp phần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý cho các dự án có liên quan đến sử dụng đất trong doanh nghiệp.

Đại biểu Dương Khắc Mai, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông lấy ví dụ cụ thể về thẩm quyền. Luật Đất đai năm 2024 phân cấp toàn bộ thẩm quyền chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho HĐND cấp tỉnh. Đồng thời sửa đổi Luật Lâm nghiệp để phân cấp toàn bộ thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng cho HĐND cấp tỉnh. Do đó, nếu các quy định này có hiệu lực sớm hơn thì rút ngắn thời gian chuẩn bị các dự án, đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần sớm khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Kỳ vọng “phá băng” bất động sản

Các doanh nghiệp bất động sản cho biết, thời gian qua thị trường đang trong trạng thái chờ. Đáng chú ý là chờ tháo gỡ vướng mắc pháp lý chiếm tới 70%. Trong khi đó, đây lại là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của dự án bất động sản. Luật Đất đai sớm có hiệu lực là vấn đề then chốt tạo sức bật giúp thị trường bất động sản hồi phục, nhất là vướng mắc về chính sách đất đai.

Tham gia kinh doanh, môi giới bất động sản ở nhiều tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ, anh Lê Song ở TP. Hồ Chí Minh cho biết: Rất nhiều dự án hiện vướng mắc vấn đề pháp lý. Việc bỏ khung giá đất theo giá thị trường hay tạo điều kiện cho người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài được sở hữu bất động sản như công dân trong nước của Luật Đất đai 2024 là một trong những điểm mới rất có lợi cho người dân.

Theo thống kê, bất động sản ảnh hưởng tới 40 ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội. Thị trường bất động sản sôi động thì một loạt ngành nghề khác hồi phục và gia tăng theo là điều chắc chắn. Đó là khẳng định của anh Phạm Duy ở huyện Đồng Phú.

Hài hòa lợi ích

Lấy ví dụ về trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chị Nguyễn Thị Trang huyện Đồng Phú phân tích: Trước đây, cấp cho hộ gia đình thì có quá nhiều người sử dụng. Khi cần đi làm thủ tục giấy tờ phải nhiều người cùng đi ký hoặc là đi ủy quyền cho nhau mới có thể hoàn thành thủ tục. Đó là chưa kể những vấn đề phức tạp hơn như liên quan đến tranh chấp bất động sản, tài sản trong cùng một hộ gia đình với nhau. Và thực tế những hệ lụy cũng rất nhức nhối trong xã hội.

Một điều đáng quan tâm hơn đó là sự minh bạch trong việc tiếp cận đất đai, quản lý thị trường bất động sản, nhà ở cho người dân và doanh nghiệp. Có thâm niên hơn 10 năm môi giới bất động sản, anh Phạm Duy phân tích: Luật Đất đai 2024 yêu cầu người kinh doanh bất động sản phải có nguồn lực tốt, đủ tiền để làm dự án. Những dự án pháp lý chưa hoàn thiện theo yêu cầu chỉ được nhận tối đa 5% tiền cọc. Như vậy, người mua bất động sản không rành về pháp lý sẽ tránh bị “lùa gà”, bị mất tiền nhiều và không phải chờ đợi quá lâu để cấp pháp lý.

Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội thường xuyên xuất hiện những hình ảnh, thông tin khách hàng căng băng-rôn, biểu ngữ để đòi quyền lợi. Bởi có người đã đóng tới 90% giá trị bất động sản cho chủ đầu tư các dự án nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng do vướng mắc pháp lý. Vì thế, Luật Đất đai sớm có hiệu lực không chỉ khơi thông điểm nghẽn, tạo đà phát triển kinh tế mà còn hạn chế những tác động xấu đến tâm lý xã hội.

Vui và đồng tình với việc đẩy sớm hiệu lực các luật, anh Lê Song bày tỏ: Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhà nước đã có những động thái rất quyết tâm. Những sửa đổi, bổ sung là sự tiến bộ, nâng cấp trên cơ sở tổng hợp, hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, người dân càng thêm tin tưởng, an tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế.