PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên,ìsaoloạtcangộđộcthựcphẩmxétnghiệmkhôngtìmravikhuẩbang xep hang giai hang 2 duc Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, ngộ độc đường tiêu hoá liên quan đến các triệu chứng ói, tiêu chảy, đau bụng, kèm theo một số biến chứng như sốt, nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.
Có nhiều tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn E.coli, Salmolnella, tụ cầu thường gặp và những tác nhân đường ruột khác, nhưng lâm sàng gần như không phát hiện được. Muốn xác định do tác nhân nào phải lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch nôn ói, phân, cấy máu để xét nghiệm.
Tuy nhiên, kết quả còn phải tuỳ thuộc vào kỹ thuật, thiết bị xét nghiệm, số lượng mẫu, thời gian lấy mẫu tương ứng mức độ ngộ độc… cho nên từ trước đến nay, tỷ lệ phát hiện tác nhân gây ngộ độc rất thấp, nhiều trường hợp không phát hiện ra.
“Các trường hợp nghi ngộ độc đó không phải không có tác nhân gây bệnh, mà tìm không ra, phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu thì mẫu đó còn tụ khuẩn, còn độc chất hay không, kỹ thuật xét nghiệm khác nhau…”, bác sĩ Nguyên nói.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh, cho dù vì bất cứ lý do gì, nếu thấy trẻ liên tục nôn ói, tiêu chảy, lừ đừ thì nhất định phải đưa trẻ đến cơ sở y tế. Đa phần các trường hợp bị biến chứng nặng, như trường hợp ngưng tim ngưng phổi ở Đồng Nai, là do nhập viện quá muộn.
“Các khuẩn gây ngộ độc hiện nay phần lớn có thể điều trị bằng kháng sinh, chỉ cần đưa trẻ đến sớm, không quá muộn thì sẽ không nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Nguyên khuyến cáo.
Sáng 7/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về 2 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện ngày 4/5.
Đó là một bé trai sinh năm 2015 (ngụ quận 4) và một bé gái sinh năm 2013 (ngụ TP.Thủ Đức) đều ăn mỳ Ý sốt cà tại trường. Bé trai được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, nghi ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng sốt cao, ói 8-10 lần, tiêu lỏng.
Bé gái nôn ói nhiều lần ra thức ăn và dịch xanh, được chẩn đoán theo dõi viêm dạ dày ruột, theo dõi ngộ độc thực phẩm.
Hai trường hợp này xét nghiệm bệnh phẩm kết quả không có tác nhân gây bệnh. Hiện tại bệnh viện không ghi nhận thêm các ca bệnh có yếu tố dịch tễ liên quan đến các trường hợp trên.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức) cho biết, kết quả xét nghiệm phân và máu của 16 bệnh nhi nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sushi, bánh mì mua trước cổng trường cũng không tìm ra vi khuẩn gây bệnh.