Tỉ lệ sử dụng thuốc nội tăng
Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,Đảmbảochấtlượngthuốcnộilàưutiênhàngđầkết quả u19 ý hôm nay Bộ trưởng đã phát động và thành lập Ban chỉ đạo triển khai cuộc vận động; phê duyệt đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ y tế trong việc sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam.
Tính đến nay, tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện đã tăng lên. Báo cáo của Sở Y tế 61 tỉnh, thành, tỷ lệ trung bình tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện năm 2015 là 67,89% (năm 2010-trước khi triển khai đề án là 61,5%); tỷ lệ trung bình tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh năm 2015 là 35% (năm 2010 là 33,9%). Nhiều đơn vị đã vượt mức mục tiêu đề án đề ra như Ninh Thuận, Phú Yên, Lai Châu, Lâm Đồng, Long An với tỷ lệ sử dụng thuốc nội ở tuyến huyện trên 80%, tuyến tỉnh trên 60%. Nếu tính theo số lượng mặt hàng thuốc sản xuất trong nước tại một số đơn vị tăng nhiều, như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đạt gần 30%; Bệnh viện Chợ Rẫy đạt 40%; Bệnh viện Thống Nhất đạt gần 65,13%. Nguyên nhân là do các sản phẩm thuốc sản xuất trong nước có giá thành hợp lý thấp hơn so với thuốc nhập ngoại.
Ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo Đoàn kiểm tra Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bộ Y tế ngày 29.10. Ảnh: M.H
Ông Trương Quốc Cường-Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) khẳng định: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” thời gian qua góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng; đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, kinh doanh dược Việt Nam phát triển cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thuốc phòng bệnh, chữa bệnh trong nước, tiến tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chú trọng đảm bảo chất lượng thuốc
Hiện nay, một số loại thuốc được bán rộng rãi trên thị trường nhưng để vào được các bệnh viện, nhất là các bệnh viện công gặp không ít khó khăn. Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tính theo giá trị tại các bệnh viện tuyến T.Ư năm 2015 vẫn thấp, khoảng 11%. Một số bệnh viện tuyến cuối, do đặc thù riêng nên tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước chỉ dưới 10%, thậm chí dưới 5% như Bệnh viện Phụ sản T.Ư, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư, Bệnh viện Lão khoa quốc gia…
Ông Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết: Số danh mục thuốc sản xuất trong nước hàng năm đều tăng, nhưng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại Bệnh viện Nhi T.Ư vẫn còn thấp. Nguyên do bệnh viện tuyến cuối tập trung nhiều bệnh nặng, nan y, yêu cầu đặc trị nhiều thuốc đặc trị hoặc một số thuốc chuyên khoa mà các cơ sở trong nước chưa có khả năng sản xuất. Thuốc trong nước mới chủ yếu tập trung vào các nhóm thuốc đơn giản, giá trị thấp. Ví dụ trong danh mục trúng thầu tại bệnh viện năm 2016 có khoảng ¼ danh mục thuốc trúng thầu không có thuốc trong nước sản xuất tương ứng. Mặt khác, tâm lý thích sử dụng thuốc ngoại, thuốc đắt tiền và chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng thuốc nội vẫn còn ở một bộ phận các nhân viên y tế và người dân.
Ông Hải đề nghị, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng bào chế để chứng minh được hàng sản xuất trong nước không thua kém hàng nhập ngoại. Cần sớm tập trung vào các sản phẩm có giá trị cao, khi đó mới có thể tăng cao được tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc chia sẻ với ngành y tế một thực tế, so với các nước phát triển, các thiết bị y tế và các thuốc đặc chủng, không biết bao nhiêu năm nữa Việt Nam mới có thể theo kịp được các nước bạn. Trong khi, tổng chi cho y tế Việt Nam rất lớn, khoảng 6% GDP. Vì vậy, ngành y tế cần có lộ trình, tham mưu cho Chính phủ thiết bị y tế nào, thuốc đặc chủng nào chúng ta có thể sản xuất được.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, Bộ Y tế là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện tốt, đồng bộ chủ trương, chính sách trong cuộc vận động, đã cụ thể hóa được cuộc vận động thành đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Nhưng, thuốc là một hàng hóa đặc biệt, không dễ dàng được quyền lựa chọn, mà phải mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Rõ ràng, người Việt mua thuốc Việt đang tùy thuộc vào thầy thuốc Việt, nhưng phải đảm bảo chất lượng tốt, giá tốt.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, thời gian tới Bộ Y tế cần chú trọng đến việc triển khai cuộc vận động tại các cơ sở y tế, bệnh viện để tăng số đơn vị thực hiện cuộc vận động trong cả nước; khuyến khích khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt, có giải thưởng cho báo chí về việc tuyên truyền cho cuộc vận động. Đồng thời tăng cường truyền thông về tác dụng, hiệu quả của thuốc sản xuất trong nước, tạo niềm tin cho người tiêu dùng sử dụng thuốc Việt.
Theo Dân việt