【trận đấu ngày hôm nay】Việt Nam cần khai thác tốt thị trường tiềm năng cây dược liệu

作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:00:03 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Ngày 12/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam.

Theo kết quả điều tra năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc. Trong đó, gần 200 loài có tiềm năng khai thác và phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu như quế, hồi, hòe, nghệ, atisô, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả... Hiện Việt Nam có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập, 80% hệ thống bệnh viện đa khoa có khoa y học cổ truyền hoặc tổ y học cổ truyền; có 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được cấp phép. Nhu cầu sử dụng thuốc quý trong nước ước tính khoảng 60.000-80.000 tấn dược liệu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển dược liệu ở Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Vùng trồng dược liệu còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất cây giống và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống chưa được chú trọng đúng mức, ít có sự tham gia của các nhà khoa học. Phần lớn các loại thuốc quý đang trong tình trạng bị săn lùng rầm rộ nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp quản lý hiệu quả, một số cây dược liệu có nguy cơ cạn kiệt.

Ngành dược liệu Việt Nam chưa ứng dụng hết những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng và nhân giống dược liệu, chủ yếu theo kinh nghiệm dân gian. Một số cây dược liệu quý, như sâm Ngọc Linh, chưa được trồng và phát triển ổn định. Các doanh nghiệp chế biến các loại dược liệu còn rất hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ bảo quản nên chất lượng sản phẩm chưa cao, dẫn đến giá trị thương phẩm thấp hơn so với dược liệu của các nước khác.

Để giải quyết những vấn đề tồn tại, bất cập trong quá trình phát triển dược liệu, Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ nên có chính sách ưu đãi cụ thể về nuôi trồng, khai thác dược liệu; bảo tồn nguồn giống và khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào nghiên cứu, phát triển nguồn gen quý hiếm; gắn phát triển nông thôn bền vững với phát triển ngành công nghiệp dược liệu, các chính sách ưu đãi liên quan...

Doanh thu hằng năm từ thuốc dược liệu trên toàn thế giới đạt trên 80 tỷ USD. Vì vậy, đây là 1 thị trường tiềm năng mà Việt Nam cần phải hướng đến khai thác sao cho hiệu quả, tận dụng được lợi thế cây dược liệu bản địa độc đáo.

Ngọc Trầm

最近更新