【lịch thi đấu bóng đá nhật bản】Từ những đồng cent/euro nghĩ đến chuyện giao thương và hội nhập bền vững
Khi có dịp đến Ý rồi mấy nước châu Âu,ừnhữngđồngcenteuronghĩđếnchuyệngiaothươngvàhộinhậpbềnvữlịch thi đấu bóng đá nhật bản sau những lần đi uống bia, cà phê hay mua hàng ở siêu thị…, tôi thường trả tiền Euro giấy để rồi được “thối” lại những đồng kim loại 1, 2, 5 Euro hay nhỏ hơn là đồng 5, 10, 20 Cent…
Cũng như nhiều người Việt, lâu lắm rồi tôi đã quen với việc sử dụng tiền giấy nên khi cầm những đồng xu Euro, Cent kim loại mà cảm thấy bất tiện làm sao ấy. Cứ sau vài ngày tôi lại có cả vốc những đồng kim loại ở trong túi hay để ở ngăn kéo bàn mà không buồn động đến.
Trở lại châu Âu lần này, cũng những đồng Euro, đồng Cent như thế tôi lại thấy thích thú. Đó là khi tôi nhận ra những đồng tiền kim loại có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và xã hội của người châu Âu.
Tôi thường đi ngắm đường phố và hay ghé quán cà phê, có ngày uống hai, ba lần ở nhiều địa điểm nên giá mỗi nơi cũng khác. Thường là 80 - 90 Cent, có khi 1,4 hay 1,9 Euro/1 li. Mấy lần như thế tôi đưa 1, 1,5 hoặc 2 Euro rồi quay đi vì nghĩ 10, 20 Cent thừa chẳng đáng là bao. Nhưng cả mấy lần như vậy tôi đều được người bán hàng gọi giật trở lại để trả bằng được 10 Cent (tương đương 2.500 đồng Việt Nam).
Tôi cũng hay đi siêu thị mua rau, quả và vài thứ lặt vặt. Ngoài những thứ đã đóng bao bì, có định lượng, định tính giá, nhiều thứ phải tự tay chọn cho vào túi, đặt lên cân điện tử rồi máy in ra có số tiền lẻ đến 1, 2, 3 Cent. Vài thứ như thế cộng lại có tổng số tiền mà đơn vị cuối cùng là 4 hay 9 Cent. Thế là ở quầy kiểm hàng, tính tiền tôi được trả lại đồng kim loại có mệnh giá nhỏ nhất: 1 Cent (khoảng 250 đồng) - không bao giờ thiếu so với phiếu tính tiền - điều này không dễ gặp ở Việt Nam!
Cho dù ở các khu chợ hay đến các trung tâm thương mại lớn, người châu Âu đều coi trọng vấn đề mua bán minh bạch |
Chợt nghĩ đến Việt Nam. Từ lâu rồi, những tờ tiền giấy mệnh giá hào, rồi 5, 10, 100 đồng chỉ còn lại trong tiềm thức của những người đã đứng tuổi chứ nói gì đến lớp trẻ hiện nay. Những đồng 2 xu, 5 xu một thời tuyệt nhiên không mấy ai còn nhìn thấy nữa! Bây giờ tiền lưu thông phải là 1.000 đồng trở lên. Nhiều khi đi mua hàng đưa tờ 1.000 đồng còn bị người bán lườm nguýt, miễn cưỡng mà phải chấp nhận (?). Thi thoảng ai đó có hai tờ 500 đồng, gộp trả thành 1.000 đồng thì lập tức bị ăn mắng. Ở chiều ngược lại, người đi mua hàng vì không sẵn tiền lẻ, nên khi đưa trả số tiền vượt hơn 1.000, 2.000, thậm chí 3.000 - 4.000 đồng thì người bán hàng lờ đi như chẳng có chuyện gì (!?).
Sự không tồn tại, hay nói cách khác là không coi trọng những đồng tiền lẻ, chính là một trong những nguyên nhân phát sinh gian lận thương mại ở các chợ, trung tâm thương mại trong nước lâu nay. Hãy thử tính nhẩm, với một vài người thì không nói, nhưng với hàng chục, hàng trăm người “không có tiền lẻ trả lại” sẽ là bao nhiêu nhỉ? Một ngày như thế, hàng chục, hàng trăm ngày như thế, người bán hàng ăn lận được bao nhiêu tiền từ các "thượng đế"? Cái sự "không có tiền lẻ trả lại" (hay cố tình không có tiền lẻ) cũng là chuyện gặp thường ngày ở huyện với những ai hay đi taxi.
Tôi từng chứng kiến cuộc giằng co giữa một lái xe taxi với ông khách nước ngoài ngay trước cửa nhà tôi. Ông khách nói tiếng Việt lơ lớ, câu được câu chăng: "Khô…ông tốt, khô…ông tốt..., phải trả tôi... pa (ba) nghìn tô…ồng (đồng) nữa". Hóa ra, ông khách Tây trước khi bước ra khỏi xe đã nhìn rõ dãy số hiện trên đồng hồ tính tiền. Còn cậu tài taxi thì cứ huơ tay huơ chân, gân cổ lên phân bua với ông Tây (như vẫn thường làm vậy với người Việt mình): "Tôi không bòn đâu ra tiền lẻ bây giờ". Cuộc giằng co chỉ kết thúc khi tôi và mấy người đi ngang qua và phải gắt lên với cậu taxi: "Thì cậu phải chạy đi đổi bằng được để có tiền lẻ trả đủ cho người ta chứ"!
Thế đấy, ở tây người ta phân minh và sòng phẳng. Họ không bao giờ lấy thừa của người khác, dù chỉ là 1 Cent (như tôi nói ở trên), thì ngược lại người khác cũng đừng bao giờ cố ý lấy thừa của họ 1.000, 2.000 đồng mà lại nghĩ đó là chuyện nhỏ. Với họ, không hề nhỏ một chút nào!
Báo chí trong nước từng nói đến một thực trạng, nhiều du khách đến Việt Nam chỉ một lần cho biết và rồi không bao giờ trở lại lần thứ hai. Thực tế có lẽ trầm trọng hơn thế trong thời gian gần đây. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn tình trạng gian lận, bắt chẹt khách chỉ với 2.000 - 3.000 đồng… là một trong những hình ảnh xấu của người Việt Nam trong con mắt của người nước ngoài.
Đấy mới chỉ là những đồng tiền lẻ trong giao dịch, mua bán thường ngày giữa cá nhân người Việt với người châu Âu nói riêng và người nước ngoài nói chung. Còn trong giao thương giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua những hợp đồng giá trị lớn thì sự sòng phẳng, minh bạch còn bội phần có ý nghĩa trong con mắt các đối tác nước ngoài.
Chuyện “ăn xổi”, “tham bát bỏ mâm” và hệ lụy của nó từng xảy ra đối với không ít với các doanh nhiệp trong nước. Rồi đây, khi thực hiện Hiệp định TPP, rồi EVFTA…, chắc chắn sẽ có nhiều đối tác mới nước ngoài đến Việt Nam nhộn nhịp hơn. Hy vọng, khác với nhiều du khách chỉ “đến Việt Nam một lần cho biết”…, các doanh nghiệp EU nói riêng và doanh nghiệp nước ngoài nói chung sẽ đến Việt Nam hợp tác và làm ăn hiệu quả, lâu dài và bền vững hơn với các doanh nghiệp của đất nước hình chữ S.
Đây chính là mục tiêu mà các Hiệp định TPP và EVFTA cũng như nhiều Hiệp định tự do thương mại khác hướng đến!
相关推荐
- Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- Lào Cai: Khu vực xe khách vừa gặp nạn từng có 14 người tử vong
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về tầm nhìn Bắc Ninh
- Kiểm tra, xử lý các đối tượng trộm cắp dầu máy bay
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- Thủ tướng yêu cầu EVN công khai và minh bạch giá điện
- Thủ tướng hoan nghênh chương trình vận động đầu tư lớn của Nhật
- Rơi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ: Bé trai đơn độc khi gia đình đã tử vong