Chiều 5/7,ànhThôngtưvềquảnlýcungcấpvàsửdụngdịchvụphátthanhtruyềnhìnhận định milan Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ trong tháng 6 đầu năm 2023, kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ thời gian tới.
Tại buổi họp báo, Bộ cho biết vừa ban hành 2 Thông tư hướng dẫn Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 1/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Cụ thể, Thông tư số 05/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung 11 biểu mẫu được quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BTTTT nhằm phù hợp với công tác quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định tại Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01/10/2022 của Chính phủ.
Bên cạnh các biểu mẫu, Thông tư số 05/2023/TT-BTTTT cũng bổ sung quy định chế độ báo cáo về nội dung trên dịch vụ của doanh nghiệpvà chế độ báo cáo về hoạt động sản xuất, biên tập, biên dịch nội dung theo yêu cầu của các cơ quan báo chí thống nhất với quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-BTTTT ngày 21/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thông tư 05/2023/TT-BTTTT được ban hành để hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hồ sơ cấp phép, cấp Giấy chứng nhận; hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp lập hồ sơ quản lý dữ liệu và báo cáo nghiệp vụ về dữ liệu nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng, nội dung quảng cáo và tỷ lệ thuê bao xem kênh chương trình thiết yếu quốc gia phục vụ công tác quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong khi đó, Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu là các chương trình thể thao, giải trí theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20a Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, được quy định bổ sung tại khoản 11, Điều 1, Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 1/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP.
Theo đó, về nguyên tắc biên tập, có các nguyên tắc biên tập chung để các đơn vị lưu ý thực hiện trong quá trình biên tập như: bảo đảm đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ trẻ em và đối tượng dễ bị tổn thương khác; những loại nội dung, tình huống, phải loại bỏ trong chương trình. Đồng thời, Thông tư cũng có hướng dẫn nguyên tắc biên tập đối với từng loại chương trình, gồm: chương trình ghi âm, ghi hình để phát sau và chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện; các chương trình thể thao và giải trí có nội dung liên quan đến y tế, giáo dục và trò chơi điện tử trực tuyến.
Về nguyên tắc phân loại chương trình, Thông tư đưa 7 tiêu chí phân loại chương trình gồm: chủ đề, nội dung; bạo lực; khỏa thân, tình dục; ma túy, các chất kích thích, gây nghiện; kinh dị; hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục; hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Trên cơ sở 7 tiêu chí, có 6 mức phân loại chương trình gồm: Loại P - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi; Loại K - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ, người giám hộ; Loại T13 - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 13 tuổi trở lên; Loại T16 - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 16 tuổi trở lên; Loại T18 - Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên; Loại C - Chương trình không được phép phổ biến. Các chương trình giải trí, các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, có tính bạo lực, nguy hiểm là các chương trình phải được thực hiện phân loại và dán nhãn mức phân loại.
Về nguyên tắc cảnh báo, các chương trình có mức phân loại từ loại K đến loại T18; các chương trình giải trí là các chương trình truyền hình thực tế, biểu diễn nghệ thuật, các chương trình truyền hình có nội dung thi tài, biểu diễn về những hành động mạo hiểm, nguy hiểm, có nguy cơ gây thương tích, các chương trình truyền hình giả tưởng, dàn dựng lại từ vụ việc có thật thực tế; các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, các chương trình thể thao có tính bạo lực, nguy hiểm: đều phải thực hiện cảnh báo.
Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT được ban hành để các đơn vị cung cấp dịch vụ PTTH, các đơn vị có giấy phép hoạt động PTTH có cơ sở pháp lý để thực hiện trong quá trình hoạt động. Đặc biệt, Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị cung cấp dịch vụ PTTH được chủ động trong việc tổ chức nguồn lực, quyết định phương thức phù hợp trong hoạt động biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung VOD là các chương trình thể thao, giải trí, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh; kiểm soát được nội dung nhưng không làm ảnh hưởng đến giáo dục, thị hiếu, thẩm mỹ của khán, thính giả và phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi. Đồng thời, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước về phát thanh, truyền hình (bao gồm cả nội dung và dịch vụ), hạn chế được những tác động tiêu cực mà nội dung chương trình có thể gây ra cho xã hội và người nghe, người xem.
Cả 2 Thông tư này đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2023.