Xu hướng phát triển của thế giới sau toàn cầu hóa | |
Đức và Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông và Ấn Độ Dương | |
Ấn Độ,ẤnĐộvàphiênbảntoàncầuhóamớbxh bd mexico liga de expansion Pakistan có nhu cầu cao, xuất khẩu thanh long làm sao tận dụng? |
Ấn Độ ưu tiên các thỏa thuận thương mại song phương với các quốc gia và khối các quốc gia phát triển |
Vai trò của sự phục hồi kinh tế chung toàn cầu cũng góp phần bổ sung và củng cố cho sự phục hồi của mỗi quốc gia. Nhưng để tồn tại, chúng ta có thể cần đến một hình thức toàn cầu hóa mới cho một kỷ nguyên mới.
Khi cân nhắc một phiên bản mới của toàn cầu hóa, Ấn Độ có tiềm năng đóng một vai trò quan trọng như một quốc gia đấu tranh cho toàn cầu hóa mới vì 3 lý do sau đây.
Thứ nhất, trong bối cảnh sức nặng của châu Á đang ngày càng gia tăng trong tiến trình tăng trưởng toàn cầu, toàn cầu hóa đòi hỏi phải có một nhà ủng hộ mới của châu Á. Trên toàn cầu, hiện ngày càng có nhiều lo ngại về lợi thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc trong bối cảnh những nguy cơ xung đột lãnh thổ tại châu Á, và gánh nặng nợ nần ở một số quốc gia châu Á khác liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh cũng đang gia tăng. Xét tổng thể, với tư cách là một nền kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh với một thị trường nội địa khổng lồ, Ấn Độ có thể đóng vai trò quan trọng này bằng cách thể hiện mình là một sự thay thế phù hợp cho chuỗi cung ứng khu vực.
Thứ hai, Ấn Độ ưu tiên các thỏa thuận thương mại song phương với các quốc gia và khối các quốc gia phát triển trong bối cảnh sức ép từ chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu hiện càng trầm trọng vì đại dịch, lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng và những thay đổi trong các cán cân địa chính trị. Ấn Độ vừa ký các thỏa thuận với Australia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để tiếp tục theo đuổi các giao dịch với những khu vực thương mại khác như Anh, Liên minh châu Âu (EU), Canada và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC). Những động thái ve vãn Ấn Độ gần đây của Anh, Mỹ và các nước EU trong bối cảnh xung đột Ukraine và lập trường trung lập của Ấn Độ đang khắc họa một bức tranh cụ thể hơn về những triển vọng thương mại. Các đối tác trong các thỏa thuận thương mại tương lai có thể coi Ấn Độ là một đối tác thương mại trung lập (cả trong xuất khẩu và nhập khẩu), và một mối quan hệ như vậy với New Delhi sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Điều này có thể được cân nhắc để trở thành một phần trong một chương trình nghị sự rộng lớn hơn.
Thứ ba, sự chuyển đổi của mối quan hệ đối tác trong Nhóm Bộ tứ, vốn ban đầu được hình thành trên cơ sở một nhóm an ninh, sang Hiệp định Đối tác Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEA) có thể mang lại các nền kinh tế minh bạch và bền vững hơn trong khu vực – một sự thay thế cho thỏa thuận về chuỗi cung ứng mà Trung Quốc làm trung tâm. IPEA có vẻ giống như một phiên bản thu gọn của CPTPP và RCEP. Ngoài những lời hứa về tiếp cận thị trường và thuế quan, IPEA cũng ủng hộ những lợi ích riêng của Ấn Độ và có sức mạnh đàm phán để mang lại các thỏa thuận thương mại song phương.
Tại sao Ấn Độ nên đóng vai trò một nhà ủng hộ quan trọng cho toàn cầu hóa? Câu trả lời nằm ở logic tự do hóa của nền kinh tế Ấn Độ, bao gồm một sự tập trung ngày càng lớn vào tính cạnh tranh của lĩnh vực tư so với hệ thống kinh tế thuộc sở hữu nhà nước và bị kiểm soát chặt chẽ. Những lợi ích của việc tăng khả năng cạnh tranh trong nước, giá trị gia tăng, sắp xếp hợp lý chuỗi cung ứng và đổi mới giữa các ngành có thể được nâng cao thông qua các hiệp định thương mại, giúp ngành công nghiệp Ấn Độ tìm ra được các thị trường xuất khẩu mới. Sự phụ thuộc của Ấn Độ vào các mối quan hệ thương mại bình đẳng, công bằng và cùng có lợi với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, được hỗ trợ bởi hệ thống kinh tế tự do hóa, cho thấy một vai trò rõ ràng hơn và thực tiễn hơn có thể giúp Ấn Độ trở nên vững vàng hơn, giúp cho giấc mơ trở thành một nước ủng hộ toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI trở thành hiện thực.