发布时间:2025-01-12 02:50:56 来源:88Point 作者:Thể thao
Nhật,ậtápchuẩnngặtnghèochotômViệtỉ số nice thị trường tiêu thụ tôm Việt nhiều nhất lại vừa đặt tiêu chuẩn mới về chất Ethoxyquin đối với tôm Việt, mà theo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tôm thì rất khó đạt được.
Theo các DN xuất khẩu thủy sản, tôm sang Nhật lại "vướng" vì chất cấm |
Áp tiêu chuẩn ngặt nghèo
Mới đây, Nhật thông báo tăng tần suất kiểm tra chất Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tần suất kiểm tra là 30%, nếu phát hiện thêm hai lô hàng có Ethoxyquin vượt mức 0,01 ppm, nước này sẽ tăng tần suất lên 50 và 100%, sau đó là cấm nhập tôm Việt Nam.
Các DN xuất khẩu tôm sang Nhật hiện rất lo lắng vì tiêu chuẩn Ethoxyquin này. Ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết Ethoxyquin là chất chống oxy hóa, dùng trong thức ăn nuôi tôm. Nhiều nước trên thế giới và cả Nhật đều sử dụng chất này trong thức ăn thủy sản. Không giống các chất bị cảnh báo khác, Ethoxyquin không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, việc cảnh báo của Nhật đã gây bất ngờ cho cả ngành thủy sản.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP, cho biết ba tháng trước, tôm Trung Quốc cũng bị Nhật cảnh báo chất Ethoxyquin. Có thông tin cho biết Nhật quy định mức Ethoxyquin khác nhau cho tôm xuất xứ từ các nước khác nhau và tôm Việt Nam đang chịu mức ngặt nghèo nhất, chỉ 0,01 ppm. Ủy ban Luật Thực phẩm quốc tế (CODEX) có quy định mức 0,5 ppm.
Lo ngại thêm tiêu chuẩn mới
“Các kiểm nghiệm tôm gần đây cho thấy Ethoxyquin trong tôm khoảng 0,1 ppm. Chúng tôi sẽ có đề xuất và thương thảo với phía Nhật”, ông Hòe nói.
Còn ông Trần Thiện Hải cho rằng, Việt Nam không thể thực hiện được mức 0,01 ppm nên sẽ đề nghị phía Nhật áp dụng mức 0,1 ppm kèm theo lộ trình cho DN thủy sản tìm giải pháp khắc phục.
Trường hợp xấu nhất, nếu Nhật vẫn giữ nguyên mức 0,01 ppm, các DN xuất khẩu tôm phải tránh dùng bột cá và thức ăn nuôi thủy sản có chứa Ethoxyquin, để chất này khỏi tồn dư trong con tôm. Tuy nhiên, ông Hòe cho biết ngoài Ethoxyquin còn có hai chất chống oxy hóa khác cũng được dùng là BHT (Butylated hydroxyl toluene), BHA (Butylated hydroxyl Anisole).
Liệu DN tránh dùng Ethoxyquin thì Nhật có lại cấm BHT hay BHA hoặc các chất khác không?
Theo ông Hòe, không thể biết trước chất nào sẽ bị cảnh báo, bị cấm. Hiện tại chỉ có thể dựa vào danh mục các chất trong thức ăn thủy sản ở các nước khác, điều chỉnh hàm lượng theo danh mục đó cho phù hợp.
Tự dừng xuất tôm
Trong khi các cơ quan quản lý cũng lúng túng, chưa thể thương thảo gì cho DN thì bản thân DN đành tự co lại. Ông Chu Văn An - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết hiện DN chỉ biết lấy mẫu tôm trước khi thu hoạch ở đầm nuôi rồi đem đi xét nghiệm, đạt chuẩn mới mua. Không đạt thì DN chỉ còn cách tạm dừng xuất tôm sang Nhật để tránh rủi ro bị cấm nhập hoàn toàn.
Theo ông An, việc kiểm tra này cũng chỉ là giải pháp tình thế vì nguồn gốc Ethoxyquin nằm ở các nhà máy thức ăn chăn nuôi.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi, buồn rầu cho biết: “Sau khi có thông tin cảnh báo, DN đã phải giảm lô hàng xuất sang thị trường Nhật vì tôm tự nuôi đạt chuẩn nhưng số lượng ít, không đủ đáp ứng”.
Ông Trương Đình Hòe cho biết lâu nay các nước chỉ quy định hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản. Tại Nhật, Ethoxyquin được phép sử dụng ở mức tối đa 150 ppm trong thức ăn cho tôm và 100 ppm cho cá biển. Nước ta cũng quy định mức 150 ppm. Ngay cả thị trường khó tính như Mỹ mà vẫn chấp nhận mức 75 ppm. Tuy nhiên, các nước đều chưa chú ý đến việc tôm hấp thu, đào thải chất này ra sao. Ngành thủy sản sẽ nghiên cứu lại cơ chế tôm hấp thu Ethoxyquin từ thức ăn ra sao, đào thải Ethoxyquin như thế nào để có cách ứng phó thích hợp với tiêu chuẩn mới.
Hiện tại, VASEP khuyến cáo người dân ngưng cho tôm ăn một ngày trước khi thu hoạch để giảm tồn dư chất này trong tôm nguyên liệu.
Từ năm 2011 đến nay, Nhật, EU, Mỹ cảnh báo chất Trifluralin, Enrofloxacin, Samonella, E. Coli... trên sản phẩm cá và tôm xuất khẩu. Ngày 18/5/2012, Nhật lần đầu cảnh báo chất Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam. Văn phòng VASEP đề nghị các DN: - Chủ động tự kiểm soát Ethoxyquin. - Tăng cường kiểm soát Ethoxyquin trước chế biến và truy xuất nguồn gốc. - Cập nhật thông tin về nguồn lây nhiễm Ethoxyquin, cách phòng tránh và tăng kiểm soát khâu nguyên liệu. Nhật tiêu thụ nhiều tôm Việt nhất Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2012 đạt 2,3 tỉ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2011. Tôm chiếm khoảng 33% kim ngạch thủy sản. Hiện nay tôm Việt Nam xuất khẩu đi 70 nước và Nhật hiện là thị trường tiêu thụ tôm Việt Nam nhiều nhất, khoảng 27% lượng tôm xuất khẩu. Thị trường lớn thứ nhì là Mỹ, kế đến là toàn khối châu Âu, tiếp theo là Trung Quốc. (nguồn Tổng cục Hải quan) |
TheoPháp luật TP HCM
相关文章
随便看看