Buồn - vui ở nơi “bò nhiều hơn người”
Trong giai đoạn 1 (2017- 2020),ĩnhPhúcTìmlờigiảichobàitoánpháttriểnkinhtếal-nassr đấu với al feiha tỉnh sẽ triển khai thực hiện 50% diện tích của mỗi khu (khoảng 13,25 ha) đáp ứng ngay cho các hộ đang có nhu cầu và điều kiện kinh tế cho đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa ra ngoài khu dân cư. Giai đoạn 2 của đề án sẽ tiếp tục thực hiện khi các hộ có nhu cầu và trên cơ sở kinh nghiệm kết quả thực hiện giai đoạn 1 để nhân rộng phát triển đàn bò sữa của xã Vĩnh Thịnh lên trên 10.000 con, hình thành sản phẩm du lịch từ các trang trại chăn nuôi bò sữa kiểu mẫu gắn với du lịch sinh thái”. |
Được biết, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng trên 10.000 con bò sữa, tập trung chính ở xã Vĩnh Thịnh, từ lâu nuôi bò sữa được coi là ngành kinh tế chủ đạo của xã. Theo số liệu thống kê của UBND huyện Vĩnh Tường, cả huyện có 28 xã thì 16 xã có nghề nuôi bò sữa, hiện tổng đàn bò sữa trên toàn huyện có khoảng hơn 7.200 con, trong đó riêng tại xã Vĩnh Thịnh có gần 5.000 con, chiếm tới 67% số bò của toàn huyện. Theo cách nói vui của người dân trong xã thì đặc trưng của xã Vĩnh Thịnh là “hộ khẩu bò nhiều hơn hộ khẩu người”, bởi nhiều hộ có 5-6 người nhưng bò thì có tới 10-15 con.
Song điều đáng nói là, nếu không về Vĩnh Thịnh thì sẽ không ai biết được bên cạnh niềm vui đời sống của người dân đã được nâng lên đáng kể, là địa phương giàu lên nhờ bò sữa, nhưng thời gian qua Vĩnh Thịnh cũng là một trong những “điểm nóng” của tỉnh về vấn đề môi trường. Sự phát triển nóng, thiếu quy hoạch của việc chăn nuôi bò sữa nhỏ lẻ trong các khu dân cư đã và đang dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người dân. Vì thế, nếu ai từng đến Vĩnh Thịnh sẽ thấy, điều ấn tượng nhất ở vùng quê này không chỉ là những cánh đồng cỏ voi xanh biếc ngút ngát tầm mắt mà chính là mùi hôi thối khó chịu trong không khí mà đâu đâu cũng có thể bắt gặp. Sở dĩ có mùi hôi thối này là do một lượng lớn phân bò và nước thải trong chăn nuôi đã được thải trực tiếp ra cánh đồng, ao hồ… Chỉ tay ra chiếc ao mà nước đã sánh đen và bốc mùi nồng nặc, anh Nguyễn Văn Định, một người dân tại xã Vĩnh Thịnh cho biết, mỗi con bò hàng ngày ăn 3 bữa, tắm 3 lần, mỗi ngày một con thải ra 2-3 thùng phân, 2-3 thùng nước tiểu. Phân thì đưa xuống hầm biogas và hàng ngày có người đến lấy phân mang đi để làm phân vi sinh, nước tiểu bò và nước rửa chuồng thì đổ ra ao sau nhà.
Trên thực tế, mặc dù hầu hết các hộ đều tuân thủ quy trình xử lý chất thải, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi trong chăn nuôi nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả đối với những hộ chăn nuôi số lượng ít, khoảng 2 - 3 con, trong khi phần lớn số hộ nuôi bò nuôi từ 10 – 15 con, mỗi con thải ra 25-30 kg phân, khoảng 30 lít nước tiểu mỗi ngày. Vì thế, dù các hộ đều xây hầm biogas và hố thấm theo quy trình nhưng không đủ để xử lý. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ môi trường huyện Vĩnh Tường, lượng chất thải từ nuôi bò thải ra mỗi ngày ở xã Vĩnh Thịnh tới khoảng 275 tấn, cùng với đó là một lượng lớn nước thải từ cọ chuồng, nước tắm… xả thẳng trực tiếp ra cống, rãnh, vườn, ruộng, ao…
Trại bò tập trung gắn với du lịch, bảo vệ môi trường
Rõ ràng, nhờ nuôi bò sữa, đời sống của người dân đã khấm khá hơn, nhưng chất lượng cuộc sống đang suy giảm, môi sinh đã và đang bị đánh đổi bằng kinh tế. “Tình hình ô nhiễm đã trở nên báo động, nhiều người nói với tôi là rất lâu rồi không dám mời khách về ăn cơm. Những nhà có con em thoát ly thì cũng không muốn về. Không khí bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm bẩn, tỷ lệ người dân mắc bệnh gia tăng. Đây là nỗi lo của chúng tôi”, ông Nguyễn Ngọc Triển, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thịnh trăn trở. Lo ngại của lãnh đạo xã là có cơ sở bởi thống kê của trạm y tế xã Vĩnh cũng cho thấy, năm 2014 toàn xã Vĩnh Thịnh chỉ có 8 người chết do bệnh hiểm nghèo, nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 12 và đến đầu năm 2017 đã phát hiện mới thêm 31 người. “Nếu không sớm đưa bò ra khỏi nơi ở thì người dân sẽ chết trước khi trở nên giàu có”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lê Duy Thành lo ngại.
Xã Vĩnh Thịnh có gần 900 hộ nuôi bò nhưng được biết chỉ có khoảng 10% số hộ có chuồng xa khu dân cư, 90% chuồng bò còn lại nằm liền với nhà ở của dân. Vì thế, ô nhiễm môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của người dân trong xã. Nhưng một nỗi lo không kém phần quan trọng chính là việc ô nhiễm nguồn nước do chất thải nuôi bò thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và nếu không sớm được khắc phục, nguồn lợi kinh tế của bà con sẽ bị ảnh hưởng khi đơn vị thu mua sữa kiểm soát chặt chẽ và trả giá cao thấp tùy theo chất lượng sữa. Mới đây, đại diện Công ty Vinamilk cho biết, công ty sẽ ưu tiên mua sữa ở những cơ sở sản xuất quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao và đạt quy chuẩn.
Với tinh thần phát triển kinh tế phải luôn vì chất lượng đời sống nhân dân, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, địa phương xác định cần phải có giải pháp để phát triển kinh tế bền vững, không thể để mãi tình trạng người dân phải sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, ông Lê Duy Thành cho biết. Đứng trước thực tế này, bài toán phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường được tỉnh Vĩnh Phúc tìm ra lời giải. Theo đó, đầu năm 2017, tỉnh Vĩnh Phúc vừa phê duyệt triển khai dự án “Thí điểm đưa chăn nuôi bò sữa ra ngoài khu dân cư gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2020” tại huyện Vĩnh Tường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường. Cụ thể, 3 khu chăn nuôi bò sữa sẽ được xây dựng ra ngoài khu dân cư với tổng diện tích quy hoạch 26,5 ha, kinh phí dự kiến khoảng 150 tỷ đồng.
Thông tin về dự án này đã đem lại niềm hy vọng cho nhiều hộ dân. Chị Nguyễn Thị Hiền, anh Nguyễn Văn Định ở xã Vĩnh Thịnh cho biết, họ đã nghe thông tin về dự án này từ lâu và rất mong có được nơi nuôi bò tập trung, sạch sẽ, kỹ thuật đảm bảo, giá bán sữa sẽ cao nhờ chất lượng đảm bảo. Đây cũng là niềm vui lớn đối với ông Đặng Hoàng Hóa, Đặng Quang Hưng…, là những người đã từng đứng đơn kiến nghị muốn “di dời các chuồng bò ra xa khu dân cư” và bản thân gia đình họ cũng “đã phải bán tháo bò để chuyển đổi mục đích sản xuất khác để giữ gìn sức khỏe cho thế hệ mai sau”.
Tuy nhiên vẫn có những người chưa ủng hộ chủ trương này xuất phát từ lo ngại việc quy hoạch làm trại bò tập trung khiến họ bị thu hồi đất nông nghiệp, hoặc lo ngại không có kinh phí để di dời… Băn khoăn này của bà con đã được ông Lê Chí Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường giải đáp một phần khi cho biết, những hộ sẽ nuôi bò trong các khu trại tập trung sẽ được vay vốn không thế chấp với lãi suất ưu đãi, được hỗ trợ vật tư, lai tạo giống bò sữa, vắc xin, hỗ trợ kinh phí di dời đàn bò là 5 triệu đồng/hộ/trại, hỗ trợ 50% kinh phí mua máy vắt sữa, máy nghiền cỏ trộn thức ăn, phí bảo hiểm nông nghiệp cho bò, đồng thời được miễn tiền thuê mặt bằng trong 3 năm đầu…
Thiết nghĩ, những băn khoăn của người dân cần được giải thích cụ thể, thấu đáo và có giải pháp khả thi, theo đó người dân thấy rõ những quyền lợi của mình được đảm bảo thì sẽ có sự đồng thuận cao trước chủ trương lớn của địa phương là phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường.