欢迎来到88Point

88Point

【bxh hàn quốc 2】Tình hình Biển Đông mới nhất: 'Trung Quốc nên hành xử như nước lớn ở Biển Đông'

时间:2025-01-26 06:16:30 出处:Thể thao阅读(143)

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốcnênhànhxửnhưnướclớnởBiểnĐôbxh hàn quốc 2o những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay trên Zing News, trong bài phát biểu ca ngợi kế hoạch 5 năm giữa lực lượng quốc phòng New Zealand và quân đội Trung Quốc tại Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee thúc giục Trung Nam Hải cần hành xử như một “nước lớn” ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee thể hiện quan điểm của nước này về tình hình Biển Đông hiện nay

Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Gerry Brownlee thể hiện quan điểm của nước này về tình hình Biển Đông hiện nay

“Tất cả các nước lớn sẽ củng cố vị thế của mình bằng cách nhìn nhận đúng vị thế của mình, tự tin chia sẻ và giảm lo ngại của các nước nhỏ hơn. Dù chúng tôi không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, New Zealand phản đối các hành động phá hoại hòa bình và làm xói mòn niềm tin”, ông Brownlee nói.

“Chúng tôi lo ngại rằng các diễn biến đang xảy ra đã vượt quá nỗ lực của khu vực trong việc kiềm chế căng thẳng. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia đưa ra phương sách hạ nhiệt căng thẳng”, ông Brownlee nhấn mạnh. Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand cũng hoan nghênh chính sách xoay trục của Mỹ tới châu Á và nhấn mạnh mối quan hệ của New Zealand với lực lượng quốc phòng Trung Quốc và Mỹ trong bài phát biểu.

Giới quan sát quốc tế bình luận, tuyên bố trên của Bộ trưởng Quốc phòng Brownlee rõ ràng đề cập tới hoạt động nạo vét, cải tạo đất phi pháp bằng các trang thiết bị quân sự của Bắc Kinh ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Biển Đông Việt Nam. Đặc biệt là khi mới đây, tạp chí quốc phòng HIS Janes công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy, Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng dài 3.000 m trên đá Chữ Thập ở Biển Đông.

Ảnh vệ tinh chụp ngày 20/9 cho thấy Trung Quốc đã xây xong đường băng trên đá Chữ Thập ở Biển Đông Việt Nam

Ảnh vệ tinh chụp ngày 20/9 cho thấy Trung Quốc đã xây xong đường băng trên đá Chữ Thập ở Biển Đông Việt Nam

Đáng chú ý, các hoạt động xây dựng, cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ các nước trong và ngoài khu vực không chỉ bởi động thái này khiến tình hình Biển Đông ngày càng thêm căng thẳng, phức tạp mà còn khiến hệ sinh thái ở vùng biển này bị hủy hoại, tàn phá nghiêm trọng.

Trong khuôn khổ Chương trình Minh bạch về biển ở châu Á của Liên hợp quốc, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) vừa công bố những hình ảnh chụp biển Đông từ vệ tinh. Kết quả cho thấy, một số rạn san hô được đánh giá có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới tại đây đang bị tàn phá với quy mô lớn và tốc độ nhanh chóng, song song với tiến trình biến môi trường sống nguyên thủy thành các tiền đồn quân sự của Trung Quốc.

Tạp chí Tia Sáng dẫn lời Giáo sư Terry Hughes, một chuyên gia về san hô, cho biết: “Xây dựng đảo nhân tạo trên những rạn san hô ở vùng biển nông đồng nghĩa với việc bóp nghẹt bầu không khí của chúng bằng các loại cặn bùn và biến nguồn nước sạch thành nước có bùn - sự thiệt hại về môi trường ở đây là rất lớn và chưa từng có về quy mô.

Các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc tại Trường Sa đang hủy hoại nghiêm trọng san hô ở Biển Đông

Các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc tại Trường Sa đang hủy hoại nghiêm trọng san hô ở Biển Đông

Các rạn san hô ở vùng biển này vốn đã và đang bị đe dọa vì hoạt động đánh bắt cá quá mức và sự thay đổi khí hậu, và bây giờ chúng còn phải đối phó với những tác động của việc nạo vét biển để xây dựng tiền đồn quân sự mới. Chúng ta cần có một sự đột phá trong hợp tác nhằm bảo vệ các hệ sinh thái san hô đang tồn tại rất mong manh.”

Phân tích về các hình ảnh này cho thấy hàng nghìn hecta san hô đã biến mất trong vài năm gần đây - đây là tốc độ tàn phá san hô nhanh nhất trong lịch sử loài người.  Theo ước tính của chương trình trên, lượng cá ở Biển Đông chiếm 10% lượng cá toàn cầu. Báo cáo của chương trình cũng chỉ ra, các rạn san hô ở đây là nơi cư ngụ của những loài cá có tầm quan trọng về mặt kinh tế, và đóng “một vai trò quan trọng trong việc thu hút và duy trì lượng cá ở biển.”

Trịnh Thịnh(T/h)

 

Mỹ sẵn sàng cho khả năng xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: