Trong một bài xã luận đăng tải trên tạp chí Newsweek ngày 5/10,ảnhbáokhôngủnghộĐứcgiữghếthườngtrựcHộiđồngBảkết quả bóng đá philippines hôm nay Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Arkadiusz Mularczyk mô tả vấn đề trên vẫn đang chia rẽ nước này và Đức. Warsaw đổ lỗi hoàn toàn do Berlin. Theo bài báo, việc Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan giai đoạn 1939 - 1945 đã cướp đi sinh mạng của 5,2 triệu người và biến hàng triệu người khác thành lao động khổ sai. Ông Mularczyk cho hay, vào cuối Thế chiến hai, dân số Ba Lan đã thấp hơn khoảng 30% so với lúc khởi đầu cuộc chiến. Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan lưu ý thêm, đất nước của ông đã mất hơn 3 thập kỷ để phục hồi nền kinh tế về mức trước chiến tranh. “Mặc dù Ba Lan phải chịu các tổn thất lớn nhất về sinh mạng và vật chất so với tất cả các nước châu Âu khác trong chiến tranh, nhưng chúng tôi không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Berlin đã đưa ra biện pháp khắc phục cho tất cả các quốc gia là nạn nhân khác của Thế chiến thứ hai sau Hội nghị Potsdam năm 1945”, ông Mularczyk viết. Nhà ngoại giao này cho rằng, “sẽ đáng ngờ về mặt đạo đức và mâu thuẫn đối với việc Đức đóng vai trò bảo đảm hòa bình nếu nước này trốn tránh trách nhiệm pháp lý về những tội ác của Đức quốc xã trong Thế chiến hai”. Ông Mularczyk bày tỏ lạc quan về việc hai nước cuối cùng sẽ đi đến thỏa thuận. Tuy nhiên, ông kết luận, do Berlin cho đến nay vẫn từ chối bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm giải quyết vấn đề, nên “việc Đức ứng cử vào một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) sẽ là điều vô lý”. Hồi tháng 6, tờ Washington Post từng trích dẫn các nguồn tin ẩn danh tiết lộ, Mỹ đang cân nhắc đề xuất mở rộng HĐBA. Kế hoạch được tin bao gồm cả việc trao cho các nước như Đức, Nhật và Ấn Độ tư cách thành viên thường trực của cơ quan. Warsaw đã thúc ép Berlin giải quyết những thiệt hại liên quan đến Thế chiến hai kể từ mùa thu năm ngoái, khi Quốc hội Ba Lan bỏ phiếu thông qua yêu cầu nước láng giềng bồi thường 6.200 tỷ zloty (1.360 tỷ USD). Tháng 5 năm nay, ông Mularczyk chỉ trích Đức “hèn nhát” vì từ chối tham gia thương lượng về vấn đề. Ngược lại, Berlin khẳng định vấn đề đã được giải quyết, khi Warsaw từ bỏ quyền đòi bồi thường vào năm 1953 theo thỏa thuận với Đông Đức và giải pháp dứt điểm đạt được theo hiệp ước thống nhất nước Đức năm 1990. Căng thẳng Ba Lan-Đức có thể cản trở việc cấp vũ khí cho Kiev, Hungary kêu gọi ngừng bắnCăng thẳng nảy sinh trong quan hệ giữa Ba Lan và Đức có thể cản trở việc cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Kiev. |