Còn phải thu 274 nghìn tỷ đồng,ànhThuếđãkhoanhhơnnghìntỷđồngnợthuếsin88 s ngành Thuế “rà” 561 tập đoàn, công ty lớn | |
Ngành Hải quan thu hồi nợ thuế đạt 302,6 tỷ đồng | |
Xử lý thế nào đối với hơn 33 tỷ đồng nợ thuế của Cửa hàng miễn thuế cảng Nhà Rồng? |
2 tháng cuối năm ngành Thuế phải khoanh nợ, xoá nợ khoảng 17.050 tỷ đồng. Ảnh: TL. |
Triển khai Nghị quyết 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, thời gian qua các cục thuế trên cả nước đã gấp rút chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, trình tự để khoanh và xóa nợ thuế.
Theo báo cáo tổng hợp mới nhất, tính đến hết 2/11 đã có 49/63 cục thuế ban hành quyết định khoanh nợ với số tiền thuế nợ được khoanh là 9.907 tỷ đồng, bằng 62% nhiệm vụ Tổng cục Thuế giao.
Trong đó, Cục Thuế Hà Nội đã khoanh được 3.301 tỷ đồng, Cục Thuế TPHCM khoanh 2.167 tỷ đồng nợ thuế; Cục Thuế Hải Phòng khoanh nợ 537 tỷ đồng...
Riêng đối với công tác xoá nợ, đến 2/11 đã có Cục Thuế Bình Định trình UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định xoá nợ 43 tỷ đồng. Còn lại, các cục thuế đang trình UBND tỉnh, TP để ban hành quyết định xoá nợ hoặc đang trong thời gian thực hiện công khai thông tin, lập hồ sơ xoá nợ. Cùng với đó, Vụ Quản lý nợ cũng đang xử lý hồ sơ đề nghị xoá nợ của một số cục thuế gửi về.
Theo Tổng cục Thuế, nhiệm vụ còn lại trong 2 tháng cuối năm là phải khoanh nợ, xoá nợ khoảng 17.050 tỷ đồng, trong đó, số nợ được khoanh là 6.693 tỷ đồng và số nợ xoá là 10.357 tỷ đồng.
Mới đây, Tổng cục Thuế cũng vừa yêu cầu thủ trưởng cơ quan Thuế phải tập trung chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý khoanh nợ, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp không còn khả năng nộp ngân sách theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội.
Với công tác này, bộ phận nghiệp vụ, pháp chế phải thẩm định đúng đối tượng được khoanh nợ, xóa nợ. Cùng với đó, hồ sơ lập phải đảm bảo đầy đủ, thực hiện đúng trình tự các bước được quy định tại Thông tư số 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 của Bộ Tài chính để trình các cấp có thẩm quyền (UBND, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Chính phủ) xóa nợ đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng, xử lý tối đa số nợ không còn khả năng nộp ngân sách để giảm nợ thuế.