【bongdaso.n】Khách hàng vay gói 30.000 tỷ đã trả gần 10.000 tỷ đồng
作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 23:10:02 评论数:
Cho vay DNNVV chiếm 21,áchhàngvaygóitỷđãtrảgầntỷđồbongdaso.n13% dư nợ toàn nền kinh tế
Theo báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) về kết quả triển khai các chương trình tín dụng, trong năm 2017 đã có gần 14 triệu lượt khách hàng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn với tổng dư nợ 1.310. 832 tỷ đồng.
Tổng dư nợ đã tăng 25,5% so với cuối năm trước đó, cao hơn mức tăng 18% của năm 2016, trong đó dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 17%. Có 16.000 khách hàng cá nhân và 273 DN có dư nợ vay vốn theo chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch với tổng dư nợ đến cuối tháng 2/2018 đạt hơn 40.000 tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), số được xem xét cho vay trong năm 2017 là 219.324 DN. Đến cuối năm 2017, có 209.089 DNNVV còn dư nợ (tăng 29.588 DN so với năm 2016). Tổng dư nợ đạt 1.375.784 tỷ đồng, tăng 14,45% so với cuối năm 2016, mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, chiếm 21,13% dư nợ của toàn nền kinh tế.
Về cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02 của Chính phủ (gói cho vay 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở), sau hơn 4 năm triển khai, tính đến cuối năm 2016 (thời điểm kết thúc giải ngân tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thương mại để cho vay hỗ trợ nhà ở) chương trình đã đạt được mục tiêu đề ra với doanh số giải ngân đạt gần 30.000 tỷ đồng. Gần 53.000 cá nhân, hộ gia đình được vay vốn để cải thiện nhà ở. Đến hết ngày 28/2/2018, dư nợ cho vay theo chương trình là 20.095 tỷ đồng.
Cho vay nông nghiệp gặp nhiều vướng mắc
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết việc triển khai các chương trình cho vay đối với người dân, DN cũng gặp một số khó khăn. Do khó khăn chung của nền kinh tế cũng như biến động của thị trường thế giới, tình hình thiên tai, lũ lụt tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người dân, từ đó hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay của người dân và ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Bên cạnh đó, việc tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN về các điều kiện kinh doanh tại một số địa phương chưa được quan tâm kịp thời, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Tiến độ xử lý nợ xấu chậm, việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay khi khách hàng không trả được nợ vay gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tâm lý thận trọng hơn trong cho vay của các TCTD.
Đối với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tài sản đảm bảo cho khoản vay thường là đất nông nghiệp có giá trị thấp, trong khi tài sản trên đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo vay vốn của ngân hàng. Các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nông nghiệp còn thiếu, vì vậy hiệu quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Năng lực tài chính của các DN nông nghiệp cũng còn hạn chế, phương án kinh doanh hiệu quả thấp…
Trong lĩnh vực cho vay DNNVV, nhiều DN chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính còn hạn chế, thông tin thiếu minh bạch, thiếu tài sản đảm bảo dẫn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DN còn hạn chế. Hiệu quả đầu tư tín dụng đối với DNNVV chưa cao do phần lớn các DN có quy mô nhỏ, trình độ quản lý và áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Hoạt động của DNNVV còn mang tính tự phát, sức chịu đựng rủi ro thấp.
Từ phía các TCTD cho vay, trong điều kiện cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt, với số lượng và quy mô ngân hàng như hiện nay, các ngân hàng chưa thực sự cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ mà vẫn còn khá phổ biến tình trạnh cạnh tranh bằng lãi suất.
H.Y