当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả trận sheffield】Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hồ tiêu hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD 正文

【kết quả trận sheffield】Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hồ tiêu hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

2025-01-12 08:53:34 来源:88Point 作者:World Cup 点击:658次
Xuất khẩu hồ tiêu dự báo sẽ sôi động trong quý 2
Xuất khẩu hồ tiêu: Khó khăn “vắt” cả sang năm 2023
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hồ tiêu hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA).

Gần đây, các thị trường nhập khẩu liên tục có những cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như gia tăng tần suất kiểm soát đối với nông sản nói chung bao gồm cả gia vị của Việt Nam. Bà nhận định như thế nào về tình trạng này?

Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về tỷ trọng xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu hồ tiêu, dù vậy, dư địa để phát triển và khai thác thêm cho cây hồ tiêu vẫn còn. Bởi lẽ, hiện Việt Nam đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu. Nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, nhóm hàng nông sản trong đó nhóm hàng cây gia vị có lợi thế so sánh tuyệt đối trong thị trường gia vị toàn cầu, nguyên nhân do chúng ta có lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng.

Để khai thác tối đa lợi thế, doanh nghiệp cần tăng cường hiểu biết về thị trường nhập khẩu. Ví dụ, trước tác động của biến đổi khí hậu, gần đây EU đã ban hành Luật Chống phá rừng, tất cả sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp từ các nước đi vào EU phải thỏa mãn yêu cầu không phá rừng và không làm cho rừng suy thoái. EU chưa đề cập đến cây tiêu và các cây gia vị khác nhưng trong tương lai chắc chắn họ sẽ quan tâm đến.

Bên cạnh đó, cây tiêu tuy có mô hình liên kết sản xuất tốt nhưng cần phải củng cố thêm, giúp nông dân khi đưa sản phẩm ra thị trường đáp ứng được đòi hỏi nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn về chất lượng đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bởi dù mỗi thị trường có những quy định chi tiết về tiêu chuẩn khác nhau nhưng tựu trung đều yêu cầu về vùng trồng bắt buộc phải có mã số, thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và được công nhận. Vùng trồng và cơ sở đóng gói phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Sản phẩm đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt quá quy định của thị trường nhập khẩu...

Bà đánh giá như thế nào về bức tranh xuất khẩu tiêu và các loại gia vị khác của Việt Nam trong thời gian tới?

Trong việc xuất khẩu, dù đạt được những kết quả cũng như lợi thế nhất định, nhưng trong bối cảnh thị trường thế giới hiện nay, ngành hàng gia vị nói chung và hồ tiêu nói riêng không chỉ chịu tác động bởi yếu tố cung và cầu mà còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác như các yếu tố địa chính trị có thể là nguyên nhân chính tiếp tục gây ra những bất ổn. Các yêu cầu và quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu về rào cản phi thuế quan tiếp tục gia tăng, đặc biệt các vấn đề liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (liên quan đến hồ tiêu) và kim loại nặng (liên quan đến cây quế) như đã nói ở trên cũng là thách thức không nhỏ tới việc xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.

Theo đánh giá của VPSA, vụ mùa hồ tiêu tại Việt Nam năm 2023 tương đối khả quan, ước sản lượng thu hoạch đạt 200 ngàn tấn, tăng 9,3% so với năm ngoái. Trong khi đó, theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) sản lượng thu hoạch từ các nước sản xuất khác như Brazil, Indonesia và Ấn Độ đều dự báo giảm so với năm 2022. Sản lượng quế Việt Nam năm 2023 cũng được dự báo tăng so với năm 2022 và ước đạt khoảng 45.000 tấn.

Đáng chú ý, ngay sau khi mở cửa, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu trở lại hạt tiêu Việt Nam và trở thành thị trường xuất khẩu chính. Lượng tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay tăng đến 12,12 lần, có thể hiểu là thị trường này đang mua bù cho lượng thiếu hụt sau 3 năm đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, không chỉ thị trường Trung Quốc tăng mua mà xuất khẩu hạt tiêu sang một số thị trường như: Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Senegal... cũng ghi nhận mức tăng trưởng ba con số. Điều này cho thấy, thị trường hạt tiêu toàn cầu đang có xu hướng phục hồi do nhu cầu của các nhà nhập khẩu tăng lên và Việt Nam cũng vừa kết thúc vụ thu hoạch, lượng tiêu hàng hóa dồi dào nên hoạt động xuất khẩu trong nước diễn ra sôi động hơn trong tháng 3.

VPSA đặt mục tiêu xuất khẩu hồ tiêu và cây gia vị dự báo sẽ đạt 2 tỷ USD vào năm 2025. Đây được coi là một con số khá lớn với hồ tiêu Việt Nam, theo bà chúng ta cần làm gì để đạt được mục tiêu này?

Hiện xuất khẩu tiêu và cây gia vị đã đạt 1,4 tỷ USD. Với điều kiện hiện nay có thể con số trên là hơi tham vọng, tuy nhiên, khi thị trường trở lại như trước khi dịch Covid-19 xảy ra thì tốc độ tăng trưởng của ngành này khá tốt. Hồ tiêu đã từng xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD. Khi nhu cầu cao, nguồn cung khan thì sẽ có sức ép lên giá, kỳ vọng về con số 2 tỷ USD là có thể đạt được. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sản phẩm ngày càng đạt chuẩn, sản xuất hữu cơ tăng lên, giá sẽ tốt hơn.

Đến hiện tại, Việt Nam đang giữ vai trò là nhà cung cấp tiêu số một và quế số hai thế giới. Tuy nhiên, ngành gia vị vẫn chưa có sự phát triển đồng đều khi ngoài tiêu và quế, Việt Nam vẫn còn nhiều loại gia vị khác như ớt, hồi, đậu khấu, gừng, nghệ... Việt Nam phải trở thành nhà sản xuất bền vững và đa dạng gia vị, không chỉ riêng hồ tiêu và quế mà còn các loại gia vị khác. Hiện chúng ta đã đứng số 1 và số 2 thế giới về cung cấp tiêu và quế, nhưng điều này không giúp Việt Nam định vị được thương hiệu quốc gia trên bản đồ gia vị thế giới. Nếu đồng hành cùng nhau thì chúng ta có thể nghĩ đến câu chuyện xuất khẩu được 400 - 500.000 tấn gia vị với kim ngạch đạt 2 tỷ USD trong tương lai.

Bên cạnh đó, nội tại ngành vẫn còn nhiều tồn tại như: thiếu vai trò trung gian cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp và thiếu vắng vai trò của Hiệp hội; thiếu nghiên cứu thị trường; thiếu kết nối giữa doanh nghiệp với nông dân, nông dân và nhà chế biến…

Việc phát triển riêng lẻ không giúp Việt Nam tạo lập thương hiệu quốc gia trên bản đồ gia vị thế giới, cần phải sản xuất bền vững và đa dạng gia vị ngoài các mặt hàng quen thuộc là hồ tiêu và quế. Vì vậy, để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gia vị bền vững, đa gia vị chứ không chỉ dừng ở cây tiêu và quế, tạo sức mạnh tổng hợp, định vị là quốc gia cây gia vị trên thị trường thế giới, hướng đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành đạt trên 2 tỷ USD trong 3 năm tới đòi hỏi toàn bộ các thành viên trong toàn chuỗi phải đi cùng nhau và bắt buộc phải đi cùng nhau, cùng với đó là việc xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng này.

Xin cảm ơn bà!

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜