发布时间:2025-01-10 01:58:43 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Đại lý rao “sẵn xe kịp chạy thuế” nhưng khách không dễ mua
Với việc Chính phủ hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ,áchViệtdàicổchờnhậnxeđạilýgiởchiêuvòivĩnhthêmtiềthứ hạng của brann từ tháng 12/2021 đến tháng hết 5/2022, khi mua ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, khách hàng được giảm từ 15 đến 250 triệu đồng tùy từng mẫu xe. Nhờ đó, thị trường xe được kích cầu tiêu dùng, doanh số bán xe lắp ráp trong nước tăng mạnh đến 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, từ 1/6 tới đây, hơn 40 mẫu xe ô tô lắp ráp trong nước từ phân khúc giá rẻ đến hạng sang sẽ không còn được ưu đãi phí khiến khách hàng vội vàng tìm mua ô tô sản xuất lắp ráp trong nước để kịp “chạy thuế”.
Nắm bắt tâm lý này, nhiều đại lý rao thông tin “sẵn xe kịp chạy thuế” đối với các mẫu xe đang hiếm hàng như Hyundai Tucson, Hyundai SantaFe, Toyota Camry,… nhằm dụ người mua chốt hợp đồng. Khách muốn nhận xe sớm sẽ phải chấp nhận một khoản chênh, “bia kèm lạc” không hề nhỏ.
Cho đến thời điểm hiện tại, mức chênh giá của các mẫu xe này tại đại lý tăng 'vụt' lên mức hàng trăm triệu đồng. Cụ thể, Toyota Camry phiên bản động cơ xăng cao cấp nhất 2.5Q với mức giá 1,479 tỷ đồng, tương đương mức chênh 130 triệu đồng so với giá niêm yết. Hyundai SantaFe và Tucson cũng chênh từ 100 đến 150 triệu đồng.
“Nhiều khách sẵn sàng chi thêm tiền chênh để được nhận xe kịp chạy thuế. Lượng khách chốt mua và nhận xe tăng mạnh. Chúng tôi cũng tư vấn khách chốt nhanh để đại lý xuất hóa đơn làm thủ tục nộp thuế trước rồi đợi xe về đi đăng ký ra biển sau”, chị Huyền, nhân viên kinh doanh một đại lý bán xe ở Hà Nội cho biết.
Điều đáng nói là đại lý hàng ngày rao sẵn xe bán, giao ngay, nhưng chỉ dành cho khách thanh toán đủ tiền (cả giá gốc kèm tiền chênh đại lý đưa ra). Trong khi đó, có không ít khách hàng vốn đã đặt cọc trước đó, từ lúc chương trình giảm thuế mới bắt đầu cho đến nay vẫn đang “chờ dài cổ” chưa được nhận xe. Sở dĩ vậy vì những khách này cọc theo giá niêm yết, chưa có mức chênh.
"Ngay khi có thông tin được giảm 50% thuế trước bạ, tôi đã đặt cọc mua xe. Nhưng chờ gần 5 tháng chưa có xe. Đại lý thẳng thắn yêu cầu "bơm lạc" 120 triệu mới được lấy xe trong tháng 5 này. Nhưng tôi không đồng ý vì tiền chênh quá tiền thuế. Thuế thì có 10% là 102 triệu, giảm 50% còn hơn 50 triệu đồng. Còn tiền chênh thêm từ đại lý lại đến 120 triệu”, anh Hữu Tùng, ở Hà Nội bức xúc kể.
“Nhiều anh em trên các diễn đàn cùng chung hoàn cảnh. Xe kèm lạc thì vẫn tiếp tục về, chỉ tội những khách cọc giá niêm yết nửa năm như chúng tôi lại không được giao xe. Bức xúc quá tôi có gọi điện lên tổng đài hãng phản ánh. Ngày hôm sau đại lý liên hệ đòi trả cọc ngay lập tức”, anh Tùng kể thêm.
Khác với anh Tùng, anh Phạm Việt ở Long Biên, Hà Nội kể, anh cọc xe hồi tháng 1, với mức chênh giá 80 triệu đồng, mới đây, lúc chuẩn bị nhận xe, đi bấm biển đại lý lại đòi thêm 20 triệu đồng khiến anh vô cùng bức xúc.
Ngoài những mẫu xe hot nói trên thì hiện nay nhiều xe khác như Toyota Vios, Vinfast Fadil, Hyundai Accent, Grand i10, Kia Sonet,Honda CR-V hay các dòng xe sang Mercedes… cũng hút khách khi doanh số của mẫu xe này thời gian qua đều so sự tăng trưởng đáng kể.
Trong khi hầu hết các dòng xe đều tăng giá thời gian qua, thì Honda CR-V, hay các sản phẩm của Vinfast hiện đang được ưu đãi rất mạnh. Đây sẽ là cơ hội để người tiêu dùng lựa chọn, kịp mua để hưởng ưu đãi kép từ chính hãng và Chính Phủ.
Hết ưu đãi thuế, giá ô tô có giảm?
Bên cạnh nhưng khách hàng nôn nóng, vội vàng chi khoản tiền chênh lớn để được nhận xe kịp chạy thuế, tiết kiệm một khoản tiền đáng kể, thì nhiều người lại cho rằng biết đâu hết giảm thuế, các đại lý lại phải kích cầu, giảm giá bán. Khách hàng lại được làm “thượng đế”.
Tuy nhiên, đánh giá về thị trường xe sắp tới, anh Nguyễn Mạnh Tiến, trưởng phòng kinh doanh một đại lý Toyota ở Hà Nội cho biết, giá ô tô sắp tới chưa thể hạ nhiệt. Bởi nhu cầu người mua đang tăng mạnh. Có thể nói doanh số của các hãng xe trong tháng 4/2022 sẽ cao hơn rất nhiều nếu không bị ảnh hưởng bởi tình trạng khủng hoảng chip, linh kiện khiến nhiều mẫu xe không thể đủ hàng giao cho khách, người mua phải chịu chênh giá (bia kèm lạc)...
“Như đại lý chúng tôi, một số dòng xe còn khan hàng, lịch giao xe có thể bị trì hoãn đến năm 2023. Với tình hình hiện tại, sắp tới giá xe khó có thể hạ nhiệt. Đại lý cũng không thể đẩy mạnh khuyến mãi khi hàng không có mà bán", anh Tiến nói.
Giới kinh doanh ô tô nhìn nhận, nguồn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc của Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia. Hai quốc gia này hiện cũng gặp khó về việc thiếu link kiện, chất bán dẫn khiến các hoạt động sản xuất ô tô bị trì hoãn. Chính vì vậy, ô tô nhập khẩu về Việt Nam có xu hướng giảm mạnh. Phải tới quý IV/2022, tình trạng khan hiếm linh kiện mới dần được giải quyết. Chi phí vận tải cũng tăng cao, khi giá xe nhập khẩu nguyên chiếc giữ ở mức cao, giá xe trong nước khó có thể điều chỉnh tăng.
Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết, 4 tháng đầu năm 2022 Việt Nam đã nhập khẩu 36.989 ô tô nguyên chiếc các loại, trị giá 915,25 triệu USD, giảm 26,3% về lượng so với cùng kỳ năm trước và giảm 19,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 30.121 chiếc, chiếm tới 81% tổng lượng ô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam và giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Y Nhụy
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
相关文章
随便看看