Nguyên nhân gây cháy nổ thường gặp -Cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm,áchchữacháynhanhvàhiệuquảtỷ số bóng đá nga dăm bào, gỗ (750800), khi hàn hơi, hàn điện, … -Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hoá học 180 -Cháy do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy. -Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chạm mach, … -Cháy do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau, như ma sát mài, … -Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn. -Cháy do sét đánh, tia lửa sét. - Sử dụng lửa,nấu ăn, thắp hương khói, nến, vàng mã, than tổ ong không cẩn thận. -Sơ suất trong quá trình sử dụng các thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Biện pháp phòng cháy nổ trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy. - Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt. - Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc thiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy. - Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết. - Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan. - Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động. Phương pháp chữa cháy nổNgăn cách ôxy với chất cháy (cách ly) Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy, dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy.Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt. Cách tốt nhất là dùng chăn / khăn, loại làm bằng sợi cotton, dễ thấm nước. Khi phát hiện ra cháy hãy nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn. Hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt. Khi dập lửa, bạn dùng hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt) Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy. Sử dụng các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt) Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt. Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít. Quy trình giải quyết khi xảy ra sự cố cháy nổKhi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau: -Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô) -Cắt điện khu vực cháy -Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy. -Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy. -Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( số điện thoại là 114). -Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi. -Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ. -Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy. -Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy. Kim Dung(T/h) |