【ankaragücü đấu với fenerbahçe】Nông nghiệp công nghệ cao: Phát triển theo xu hướng của công nghệ 4.0

  发布时间:2025-01-25 16:19:50   作者:玩站小弟   我要评论
“Làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệpNông nghiệp ankaragücü đấu với fenerbahçe。

“Làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp công nghệ cao được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định là “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,ôngnghiệpcôngnghệcaoPháttriểntheoxuhướngcủacôngnghệankaragücü đấu với fenerbahçe tạo ra những sản phẩm chất lượng, bước đầu cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu. Đây cũng là hướng đi tất yếu để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ.

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, nông nghiệp công nghệ cao là một trong những hướng đi mà Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng tới. Chính phủ cũng đã có Nghị Quyết 30/2017 về quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công Tầm nhìn đến 2030. Giảm chi phí tăng tỷ trọng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp lên tới 30 - 35%.

Hiện đã có 34 khu đã được phê duyệt theo Quyết định 575 và đã được quy hoạch tổng thể theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Các tỉnh tham gia đã hội tụ đủ điều kiện về đất đai, khí hậu, điều kiện từng vùng để phát triển ứng dụng công nghệ cao là 10 tỉnh gồm: Hậu Giang, Phú Yên, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TPHCM, Bình Dương, Quảnh Ninh, Thái Nguyên, Cần Thơ.

Tuy nhiên khoảng 3 năm trở lại đây, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã phát triển khá nhanh. Một số loại rau, quả đã được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ví dụ như cà chua, làm dưa. Hiện nay, các đơn vị sản xuất tập trung vào dưa lưới, dưa vàng, dưa kim cô nương. Những năm trước, sản phẩm này đều phải nhập từ Thái Lan, giá thành khoảng 70.000đ - 80.000đ/kg. Nên mỗi quả dưa có giá đến 200.000đ.

Nhưng hiện nay, giá thành đã hạ. Ấn tượng nhất là diện tích nhà lưới, nhà kính tăng nhanh. Tổng diện tích nhà lưới, nhà màng tăng khoảng 5 lần so với giai đoạn 2013 - 2014. Tỉnh Lâm Đồng hiện nay có khoảng 1.600 ha nhà kính, nhà lưới. TPHCM và tỉnh Hà Nam cũng vào cuộc nên diện tích tăng nhanh.

Ở Hà Nam trồng khá thành công trong hệ thống canh tác này. Các đơn vị sản xuất áp dụng canh tác tiên tiến thông minh, điện thoại di động có thể điều khiển được tất cả các hoạt động để chăm sóc cây trồng. Ngoài ra, rất nhiều diện tích nhà kính, nhà lưới ở Mộc Châu- Sơn La tăng nhanh để trồng rau đặc biệt các loại cao cấp như hoa ly và sản xuất một số loại rau.

Một số nơi ở ngoại thành Hà Nội đã làm nhà màng, nhà lưới, nhà kính để sản xuất các loại rau rải vụ, kiểm soát được quá trình canh tác. Ấn tượng nhất ở năm 2017 là các mô hình như thế. Sự vào cuộc của Viện nghiên cứu rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm, viện nghiên cứu ngô, Viện Khoa học kĩ thuật Bắc trung Bộ,… đã triển khai rất nhiều tiến bộ kĩ thuật về giống, rau củ quả, mô hình thiết kế hợp lý, các giống hoa Trong đó, lan hồ điệp, các loại hoa cao cấp khác như hoa ly, hoa chuông, hoa cúc, hoa lay ơn.

Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt khá mềm dẻo, có mô hình chi phí thấp, phù hợp với túi tiền của nông dân. Ở Đan Phượng, nông dân làm nhà lưới như tre để làm hoa như dịp tết hoa lay ơn, đồng tiền,.. Có doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thì làm mô hình nhà kính, nhà lưới khá hiện đại như kiểu của Israel, điều khiển hoàn toàn tự động, kết nối với điện thoại thông minh.

Với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, ghi nhận một loại mô hình ứng dụng công nghệ cao như nuôi tôm ở Duyên hải nam trung bộ, đồng bằng sông cửu Long, Nam Định, Hà Tĩnh khá hiện đại. Các mô hình thương phẩm tạo ra năng suất và thương phẩm lớn. Nuôi tôm công nghệ cao năng suất gấp 10 lần so với bình thường. Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong các ngành nuôi trồng thuỷ sản như cá tầm, cá lăng, ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Mô hình chăn nuôi đại gia súc trong điều kiện hoàn cảnh, năng suất sữa, thịt tăng gấp vài lần so với ở ngoài.

Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực và khả quan vì một loạt các nhà đầu tư lớn là các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang sản xuất và kinh doanh ở các lĩnh vực khác cũng đã quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên ông Trần Xuân Định cho rằng đến thời điểm này theo đánh giá thì các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ứng dụng công nghệ cao nói riêng là chưa nhiều.

Những e ngại khi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao đó là sự tác động khá bất thường của điều kiện thời tiết khí hậu, Việt Nam lại là nước nhiệt đới bị tác động của các hiện tượng thiên nhiên như bão lụt, lạnh làm thiệt hại thậm chí phá huỷ những cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có nghĩa là rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn.

Hơn nữa đầu tư ban đầu cho xây dựng những vùng công nghệ cao thì chi phí lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, nhà nước thì chưa có chính sách bảo hiểm, thị trường tiêu thụ cũng là một vấn đề khi sản xuất lớn tập trung với khối lượng hàng hoá lớn. Việt Nam cũng chưa có hệ thống chế biến sâu để nâng cao trong chuỗi sản xuất nông nghiệp. Chính sách đất đai dồn đổi, cho thuê để các doanh nghiệp có thể đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ cao còn rất khó khăn và không thuận lợi như ở các khu công nghiệp. Đó là những lí do chính mà các doanh nghiệp chưa mặn mà.

Nông nghiệp công nghệ cao sẽ phát triển theo xu hướng của công nghệ 4.0. Ảnh minh họa

相关文章

最新评论