发布时间:2025-01-10 10:10:51 来源:88Point 作者:Thể thao
Nhân sự kiện Học viện Chính trị khu vực II và Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước phối hợp thực hiện chương trình tọa đàm “Địa ngục trần gian và sự kiên trung của người cộng sản” vào tối ngày 18-12, chthứ hạng của rennes BPO xin giới thiệu đến quý độc giả các nhân vật là khách mời của chương trình. Họ là những cựu tù chính trị tiêu biểu, đại diện cho hàng chục ngàn tù chính trị kiên trung, bất khuất để giành chiến thắng trước kẻ thù.
11 NĂM “NẰM GAI, NẾM MẬT”
15 tuổi tham gia cách mạng, 19 tuổi bị địch bắt, dù chỉ bị tuyên án 18 tháng tù nhưng nguyên Phó Chủ tịch nước, cựu tù chính trị Trương Mỹ Hoa đã bị kẻ thù giam giữ đến 11 năm.
Trong thời gian bị chính quyền tay sai đày ải qua nhiều nhà lao khác nhau từ Gia Định, Thủ Đức, Côn Đảo, Tân Hiệp… đủ để cựu tù chính trị Trương Mỹ Hoa thấu hiểu hết sự tàn bạo của chế độ lao tù mà kẻ thù dành cho mình và những chiến sĩ cách mạng. Thế nhưng, với tinh thần kiên trung của người cộng sản, bà cũng như những chiến sĩ cách mạng khác không ngừng đấu tranh để giữ gìn khí tiết và luôn một lòng tin tưởng vào ngày cách mạng toàn thắng.
Tháng 3-1975, cựu tù chính trị Trương Mỹ Hoa được địch trả tự do. Trở về với cách mạng, bà tiếp tục tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau ngày đất nước thống nhất, trải qua nhiều vị trí, cương vị công tác khác nhau, cựu tù chính trị Trương Mỹ Hoa luôn tận lực cống hiến góp sức mình vào hành trình kiến tạo, xây dựng đất nước ngày càng cường thịnh.
Những năm qua, dù đã nghỉ hưu nhưng với cương vị là Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính và nhiều hoạt động an sinh khác, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa luôn có mặt khắp mọi miền Tổ quốc để san sẻ yêu thương, giúp đỡ những học sinh nghèo hiếu học và đồng bào khó khăn.
Kiên trung, bất khuất trong thời chiến, cống hiến trong thời bình là phẩm chất sáng ngời của cựu tù chính trị Trương Mỹ Hoa.
Nguyên Phó Chủ tịch nước, cựu tù chính trị Trương Mỹ Hoa
NGƯỜI ANH HÙNG VỚI TRẬN ĐÁNH RÚNG ĐỘNG GIỮA LÒNG ĐỊCH
Sinh ra và lớn lên trên quê hương Củ Chi, vùng “đất thép, thành đồng” giàu truyền thống cách mạng, ông Võ Văn Em tham gia du kích xã Tân An Hội khi tròn 16 tuổi. Là người bị hư một mắt từ nhỏ, nhưng đây lại trở thành một thuận lợi đặc biệt để ông Em hoạt động trong ấp chiến lược, vì thuộc diện người tàn tật được miễn đi quân dịch, ít bị địch để ý. Trong thời gian này, ông trực tiếp và tham gia đánh hơn 10 trận, tiêu diệt được nhiều kẻ địch.
Đặc biệt, ngày 7-2-1966, ông trực tiếp tham gia đánh tiêu diệt tên Trần Văn Văn, Chủ tịch Quốc hội của ngụy quyền Sài Gòn, là tên tay sai đắc lực cho Mỹ. Nhiệm vụ thành công đã gây chấn động dư luận trong nước và quốc tế, tuy nhiên ông bị địch bắt ngay sau đó. Dù bị tra tấn, đánh đập dã man nhưng ông Em vẫn giữ được khí tiết cách mạng và không khai bất cứ điều gì. Sau đó, ông bị địch kết án tử hình và đày ra Côn Đảo. Sau 8 năm, 4 tháng, 24 ngày bị giam cầm và tra tấn bằng mọi hình thức tại “địa ngục trần gian”, đến tháng 5-1975, Côn Đảo được giải phóng và ông được trở về trong vòng tay yêu thương của đồng đội, đồng chí.
Sau giải phóng, kinh qua nhiều chức vụ, trước tuổi hưu ông là Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng như những thành công trong công tác thời bình, cựu tù chính trị Võ Văn Em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2017.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cựu tù chính trị Võ Văn Em
NỮ CỰU TÙ CHÍNH TRỊ HẾT LÒNG VÌ ĐỒNG ĐỘI
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, bà Hoàng Thị Khánh được tổ chức phân công hoạt động trong nội thành Sài Gòn để làm nhiệm vụ tuyên truyền và cung cấp thông tin cho cách mạng. Khoảng 1 năm sau đó, đường dây bị lộ nên bà Khánh bị địch bắt. Thời điểm này, bà vừa tròn 22 tuổi.
Sau nhiều lần bị đưa đi giam giữ tại các nhà tù Chí Hòa, Tân Hiệp, Thủ Đức và cuối cùng bà bị đày ra Côn Đảo. Mặc dù chịu nhiều hình thức tra tấn dã man nhưng cựu tù chính trị Hoàng Thị Khánh luôn kiên định với lý tưởng đã chọn, quyết không đầu hàng địch. Bà cùng các nữ đồng chí kiên trung tích cực động viên chị em, “truyền lửa” cách mạng ngay trong lòng địch, đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhân, giữ vững khí tiết người cộng sản trong mọi điều kiện, hoàn cảnh...
Sau khi Côn Đảo được giải phóng năm 1975, bà Hoàng Thị Khánh trở về Sài Gòn và tiếp tục đảm nhiệm nhiều cương vị công tác.
Với chất lửa và tinh thần tận tụy cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước, chăm lo cho đồng đội, cho dù nay tuổi đã cao, bà Khánh vẫn chưa cho phép mình được nghỉ ngơi. Hiện bà là Trưởng ban Liên lạc cựu tù chính trị và tù binh TP. Hồ Chí Minh.
Từ khi thành lập Ban liên lạc đến nay, bà và các thành viên đã vận động được hơn 100 tỷ đồng để hỗ trợ các hội viên bị bệnh nan y, xây dựng nhà ở, trao tặng học bổng cho con em cựu tù nhà nghèo học giỏi và các em học sinh khó khăn, rồi “tiếp lửa” truyền thống, lan tỏa tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ…
Trưởng ban Liên lạc cựu tù chính trị và tù binh TP. Hồ Chí Minh Hoàng Thị Khánh
“BÉ ĐI” - NỖI KHIẾP SỢ CỦA KẺ ĐỊCH
“Bé Đi” là biệt danh của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Tùng Chinh, tên khai sinh là Ngô Văn Kỳ, tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi với nhiệm vụ giao liên nội thành Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng Bé Đi đã có nhiều trận đánh gây chấn động trong hàng ngũ của địch. Năm 1968, dù mới 15 tuổi, Bé Đi đã lên kế hoạch đánh vào Ty chiêu hồi bằng 3 quả bom do ông tự chế, kết quả đã tiêu diệt 10 tên địch và làm 16 tên khác bị thương.
Bên cạnh đó, “Bé Đi” còn phụ trách vận chuyển vũ khí, chế tạo trái nổ giúp chiến sĩ ta trong nội thành đánh địch. Ước tính trong thời gian 1967-1969, ông đã chế tạo hơn 60 trái nổ cho 60 trận đánh khác nhau. Trong đó có chiếc xe của tên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên chính quyền Sài Gòn Lê Minh Trí từng bị ông tiêu diệt bằng cách đặt bom sau tết Mậu Thân 1968… Sau nhiều trận đánh, “Bé Đi” bị bắt giam với mức án 10 năm khổ sai, 5 năm biệt xứ.
Vào khám Chí Hòa, ông kiên quyết bảo vệ khí tiết, chống chào cờ, chống đàn áp, đòi quyền dân sinh, dân chủ... Khi ở trung tâm cải huấn thiếu nhi Đà Lạt, “Bé Đi” đã kêu gọi các bạn tù chống chào cờ và đấu tranh chống lại những đòn đàn áp dã man của kẻ thù... Và chỉ sau 2 năm từ 1971-1973, “Bé Đi” cùng các đồng chí của mình đã đập tan chế độ lao tù của nhà giam thiếu nhi Đà Lạt.
Sau ngày đất nước thống nhất, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Ngô Tùng Chinh kinh qua nhiều công việc, chức vụ khác nhau, đến trước khi về hưu ông là Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện phía Nam Ban Thi đua khen thưởng Trung ương. Ở bất cứ cương vị nào, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cựu tù chính trị Ngô Tùng Chinh
Chương trình tọa đàm “Địa ngục trần gian và sự kiên trung của người cộng sản” do Học viện Chính trị khu vực II và Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước phối hợp thực hiện. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ ngày 18-12-2024 tại Học viện Chính trị khu vực II, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, được truyền hình trực tiếp trên kênh BPTV1, BPTV2 của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, tiếp sóng trực tiếp trên đài phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành phố. Chương trình cũng sẽ được livestream trên trang thông tin điện tử của Học viện Chính trị khu vực II, các hạ tầng số của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước. |
相关文章
随便看看