当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【kết qua bong da anh】Bảo hiểm thân tàu: 13 năm liên tiếp lỗ hơn 1.000 tỷ đồng 正文

【kết qua bong da anh】Bảo hiểm thân tàu: 13 năm liên tiếp lỗ hơn 1.000 tỷ đồng

2025-01-10 00:26:53 来源:88Point 作者:World Cup 点击:386次

bao hiem than tau

13 năm liên tiếp,ảohiểmthântàunămliêntiếplỗhơntỷđồkết qua bong da anh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có số tiền bồi thường lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm.

Mỗi năm thua lỗ hàng chục tỷ đồng

Hiện có 2/3 số DN bảo hiểm phi nhân thọ đang triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, tổng số phí bảo hiểm gốc toàn thị trường từ 2000-2012 là 174 triệu USD, trong đó tổng số tiền bồi thường gốc toàn thị trường 2000- 2012 là 222 triệu USD, lỗ 48 triệu USD/13 năm, tương đương gần 1.008 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm, nghiệp vụ này thua lỗ khoảng 3,4 triệu USD.

Thực trạng chung của ngành bảo hiểm thân tàu hiện nay là tình trạng nợ xấu về phí bảo hiểm của các DN tàu biển, tỷ lệ phí bảo hiểm giảm liên tục qua các năm do lượng tàu già tăng đáng kể, rủi ro tăng cao và khó thu xếp tái bảo hiểm với nhà tái nước ngoài.

Những vụ bồi thường tổn thất điển hình khiến DN bảo hiểm lao đao như: vụ bồi thường tàu Vihan 05 tại Nhật Bản vào năm 2004, số tiền bồi thường là 2,6 triệu USD; Tàu Floating Dock bị chìm do bão năm 2006, mức bồi thường là gần 17 triệu USD, tàu VNL Queen chìm tại Philippin năm 2011 mức bồi thường lên đến 27 triệu USD…

Báo cáo giám định cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của các vụ chìm tàu, mắc cạn, đâm va ngoài vấn đề thời tiết xấu, phần lớn nguyên nhân là do chủ tàu xếp hàng không đúng quy cách, không sử dụng hết các trang thiết bị được trang bị trên tàu, đi sai luồng lạch nhằm rút ngắn thời gian quãng đường...

Các chuyên gia bảo hiểm khẳng đinh: DN đã bán bảo hiểm không đúng quy trình, mở rộng phạm vị bảo hiểm, khâu đánh giá và quản trị rủi ro trong toàn bộ chu trình bảo hiểm kém, không đưa ra yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy chuẩn vận hành tàu… khiến bảo hiểm thân tàu thua lỗ dài.

Hiện một số DN bảo hiểm đã ngừng cung cấp sản phẩm bảo hiểm thân tàu, tuy nhiên, vì mục đích doanh thu một số DN vẫn bán bảo hiểm cho những chủ tàu còn nợ phí của DN bảo hiểm khác, thậm chí còn hạ phí hoặc tiếp tục cho nợ phí để giành giật khách hàng đã khiến nghiệp vụ bảo hiểm này ngày càng thua lỗ, năm sau cao hơn năm trước.

Cần có báo cáo giải trình thua lỗ

Bất chấp tỷ lệ tổn thất cao và ngày càng tăng, DN vẫn sẵn sàng bán bảo hiểm. Một số chuyên gia bảo hiểm cho rằng, đã đến lúc các DN bảo hiểm phải bỏ đi tư tưởng doanh thu bằng mọi giá mà thay vào đó là tư tưởng “Kinh doanh phải ít nhất là hòa vốn". Các DN cần ngồi lại để xây dựng, cải tiến các điều khoản, quy tắc, biểu phí bảo hiểm tàu phù hợp với nhu cầu thị trường và hệ thống phát luật bảo hiểm.

Phía cơ quan quản lý cần tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị trường, đặc biệt là về cạnh tranh và trục lợi trong lĩnh vực bảo hiểm thân tàu.

Đại diện Bảo Minh thừa nhận, tình trạng khó khăn của các DN vận tải biển như Vinashin, Vinalines, Biển Đông… không có khả năng thanh toán phí nợ sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Thời gian tới DN sẽ tập trung vào việc kiểm soát chặt chẽ quy trình nghiệp vụ đánh giá rủi ro, nhận bảo hiểm và giải quyết bồi thường; Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ; Tăng cường công tác theo dõi và xử lý công nợ để giải quyết những tồn tại hiện nay.

Công ty tái bảo hiểm Swiss Re đưa ra lời khuyên, đã đến lúc các DN bảo hiểm cần cải thiện về tiêu chuẩn an toàn, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của thị trường bảo hiểm thân tàu. Nhận thức về mức độ rủi ro không chỉ là tuổi tàu mà cả tiêu chuẩn vận hành tàu, đầu tư cho công tác định phí và tính phí. Cần có báo cáo giải trình lỗ riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam. DN cần tính toán để có bước đi thận trọng hơn với nghiệp vụ này./.

Hồng Chi

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜