当前位置:首页 > Thể thao > 【chuyển nhượng juventus】Trọng dụng người tài

【chuyển nhượng juventus】Trọng dụng người tài

2025-01-26 03:35:51 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Việc ban hành Kế hoạch số 223 là sự cụ thể hóa Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 31-7-2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về thu hút,ọngdụngngườchuyển nhượng juventus trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Mục tiêu mà tỉnh đặt ra là đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 phấn đấu, duy trì tỷ lệ người được thu hút vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh khoảng 20% so với tổng số các trường hợp tuyển dụng mới hằng năm. Phấn đấu 100% người có tài năng (được công nhận) tiếp tục ở lại làm việc sau 5 năm được thu hút, trọng dụng làm việc tại cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh; tỷ lệ người có tài năng được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đạt khoảng 30% vào năm 2025; đạt khoảng 60% vào năm 2030 để tiến tới đạt 100% vào năm 2050.

Nhân tài là khái niệm được dùng để chỉ những người có tài năng, chuyên môn, trình độ, kỹ năng, hiểu biết chuyên sâu, vượt trội so với mặt bằng chung ở một số lĩnh vực được xã hội công nhận. Nhân tài chân chính dù ở thời kỳ nào cũng luôn được coi trọng. Ông cha ta đã đúc kết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy khi người có tài năng, đức độ tham gia lãnh đạo đất nước thì khi đó thái bình, thịnh trị sẽ được duy trì. Ngược lại, khi đất nước đặt vào tay những kẻ vô đức, kém tài thì cuộc sống của người dân sẽ khó khăn, đất nước lâm vào tình thế loạn lạc. Nhận thức rõ vai trò của nhân tài đối với sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài”. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ, nhân tài mà Đảng, Nhà nước ta tìm kiếm là những người có sự kết hợp hài hòa giữa cả tài và đức. Tài là yếu tố cần và đức là yếu tố đủ để làm nên một cán bộ tốt. Bởi như Bác dạy: “Có tài mà không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được cho ai”.

Để có được những nhân tài phục vụ đất nước cần trải qua quá trình lâu dài với nhiều giai đoạn khác nhau từ đào tạo cho đến tuyển dụng, sử dụng, rèn luyện, thử thách, bồi dưỡng... Đánh giá một cách thẳng thắn, việc thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị gặp khó khăn không chỉ bởi chế độ đãi ngộ thiếu sự cạnh tranh so với khu vực tư nhân mà còn bởi cơ chế làm việc, trong sử dụng cán bộ có lúc, có nơi chưa thực sự công bằng, minh bạch. Cùng với đó, môi trường làm việc thiếu đổi mới, sáng tạo, khiến cán bộ chưa phát huy tốt tiềm năng sẵn có cũng là một thực trạng khiến nhiều người có tài năng thực sự không mặn mà vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Những khuyết điểm, tiêu cực trong công tác cán bộ cũng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra tại phiên họp đầu tiên Tiểu ban nhân sự Đại hội XIV của Đảng, nhất là “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội... trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Làm việc gì, giữ chức vụ gì cũng chỉ tính đến lợi quyền, bổng lộc cho cá nhân mình, gia đình mình trước nhất, quên cả thanh liêm, danh dự” cũng là rào cản lớn ngăn bước những người có tài năng vào làm việc, cống hiến trong các cơ quan Đảng, Nhà nước. Thu hút được người tài vào làm việc đã khó nhưng để giữ chân họ ở lại cũng là một vấn đề hết sức nan giải. Thực tế, đã có những cán bộ được thu hút vào làm việc theo diện cán bộ khoa học trẻ, người có tài năng, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã “dứt áo ra đi”.

Muốn thực sự thu hút được nhân tài vào làm việc và giữ chân họ ở lại cống hiến trong hệ thống chính trị cần triển khai đồng bộ các giải pháp. Trước hết, cần kiên quyết loại bỏ những hành vi tiêu cực, thiếu công bằng, nhất là vấn nạn chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ. Đồng thời, cần phát huy dân chủ, coi trọng cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo cũng như dám đấu tranh với các hành vi tiêu cực, sai trái trong nội bộ vì lợi ích chung của tập thể; nhất định không để xảy ra tình trạng “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Quá trình sử dụng cán bộ cần bố trí đúng theo năng lực, sở trường để họ “có đất dụng võ”; có cơ chế bảo vệ cán bộ để họ yên tâm công tác, sáng tạo, đổi mới trong công việc. Đồng thời, tạo sự cạnh tranh sòng phẳng, bình đẳng để mọi cán bộ đều có cơ hội được thể hiện tài năng, được ghi nhận và được thăng tiến trong nghề. Song song đó, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ để họ sẵn sàng cống hiến tài năng, trí tuệ cho công việc.

Trọng dụng nhân tài là chủ trương đúng đắn của Đảng, đã được Nhà nước cụ thể hóa thành nhiều chính sách, quy định khác nhau. Để thực hiện thành công chủ trương thu hút nhân tài, mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, trước hết là người đứng đầu các cấp phải thực sự coi trọng, tôn trọng nhân tài.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读