Nếu chiếu theo nội dung của Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe,ệucótìnhtrạngquotnởrộquotgiườngdịchvụtạibệnhviệncôbongdaso 66.vn khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập, giá giường dịch vụ điều trị nội trú theo yêu cầu tối đa có thể lên đến 4 triệu đồng/ngày/1 giường/phòng với bệnh viện hạng đặc biệt như BV Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, 108, Trung ương Huế..., có khu tiếp khách riêng.
Lãnh đạo một số BV công lập khẳng định không có tình trạng chỉ tập trung phát triển giường bệnh theo yêu cầu mà bỏ quên giường bệnh thông thường. |
Sắp tăng giá nhiều dịch vụ y tế | |
Bộ Y tế nói gì về giá giường bệnh có thể lên tới 4 triệu/ngày? | |
Ứng dụng rộng rãi thanh toán viện phí không sử dụng tiền mặt |
Cùng hạng BV này, nếu loại 2 giường/phòng, giá sẽ là 2,5 triệu đồng. Loại 3 giường/phòng có giá 1,5 triệu đồng/giường, còn loại 4 giường/phòng, giá còn 1,3 triệu đồng/giường.
Tại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, giá giường tối đa là 3 triệu đồng/giường. Số tiền giảm từ 1,7 triệu- 1,2 triệu- 900.000 đồng cho các loại phòng 2 giường- 3 giường- 4 giường/phòng.
Ở các tỉnh còn lại, giá giường tối đa là 2 triệu đồng (loại 1 giường/phòng); số tiền giảm dần từ 1,2 triệu - 800.000 - 600.000 đồng cho các loại phòng 2 giường- 3 giường- 4 giường/phòng.
Với giá dự kiến này, nhiều ý kiến lo ngại một số bệnh viện công sẽ "mải" đầu tư các giường bệnh dịch vụ, dành diện tích để làm dịch vụ mà "bỏ quên" các giường bệnh thông thường.
Lo ngại này không phải không có cơ sở bởi thực tế thời gian qua cho thấy, vừa qua, việc thu tiền phòng dịch vụ của các bệnh viện công lập còn nhiều bất cập. Nhiều phòng bệnh ẩm mốc, cơ sở vật chất kém song cơ sở vẫn thu với giá “cắt cổ”. Do vậy, với quy định nêu ra trong Thông tư sẽ khiến cho các bệnh viện mặc sức tận thu.
Tuy nhiên, với các lo ngại này, khi được hỏi lãnh đạo một số bệnh viện công lớn trên địa bàn Hà Nội đều cho rằng, sẽ không có tình trạng chỉ tập trung phát triển giường bệnh theo yêu cầu mà bỏ quên giường bệnh thông thường. Bởi các cơ sở đều cố gắng đảm bảo tốt yêu cầu của phần đông bệnh nhân thông thường trước tiên sau đó mới tính tới các giường bệnh dịch vụ.
Về phía Bộ Y tế, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Tài chính cho rằng, sẽ không có chuyện chất lượng kém mà các bệnh viện thu giá cao, giá cao phải đi kèm với chất lượng tốt.
Lý giải về điều này, ông Liên cho rằng, giá dịch vụ yêu cầu phải được xây dựng trên cơ sở chất lượng dịch vụ và điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, theo phương pháp xây dựng giá do Bộ Tài chính hướng dẫn.
Lãnh đạo Vụ kế hoạch tài chính cũng nêu rõ, giường điều trị có nhiều loại nên không phải cứ 1 giường/1 phòng là được thu 4 triệu đồng mà các bệnh viện phải xây dựng, quyết định giá cho từng loại giường như hồi sức tích cực, giường sau các phẫu thuật loại đặc biệt, loại I, giường điều trị nội khoa….
Chi phí các vật tư chăm sóc người bệnh cũng phải tính theo từng loại giường. Tiền lương phải tính theo trình độ bác sỹ điều trị và mức độ chăm sóc của điều dưỡng. Người bệnh nặng, phải luôn có 1 điều dưỡng chăm sóc 24/24 giờ, người nhà không phải chăm sóc thì giá khác với giường cũng chăm sóc 24/24 giờ nhưng 1 điều dưỡng có thể phục vụ 2-3 hoặc 4 giường bệnh.
Theo ông Nam Liên, ngay tại Việt Nam có nhiều bệnh viện tư với giá phòng từ vài ba triệu đến cả chục triệu/phòng. Bệnh nhân tuy nằm điều trị tại các viện này, nhưng khi khám, thực hiện dịch vụ kỹ thuật, phẫu thuật vẫn mời các giáo sư, chuyên gia của bệnh viện công đến thực hiện. "Vậy tại sao ta không có cơ chế cho bệnh viện công thực hiện dịch vụ ngay tại bệnh viện?", ông Nam Liên đặt câu hỏi.
Mặt khác, theo ông Nam Liên, do là giường dịch vụ theo yêu cầu, trên cơ sở tự nguyện của người dân nên các bệnh viện khi quyết định giá cũng phải tham khảo thị trường, nếu giá cao, chất lượng chuyên môn, phục vụ chưa tốt thì người dân sẽ lựa chọn cơ sở y tế khác.
Bên cạnh đó, bệnh viện cần công khai minh bạch danh mục dịch vụ, theo đó, phải công khai giá giường, các mức giá phòng dịch vụ, số lượng phòng dịch vụ còn trống để người bệnh có nhiều lựa chọn khác nhau.
Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu chỉ áp dụng với người có nhu cầu và tự nguyện. Người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về BHYT; người không có thẻ BHYT nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, sẽ vẫn thực hiện theo mức giá do Bộ Y tế và mức giá do UBND cấp tỉnh quy định.
“Khi bệnh viện công sử dụng tài sản công để làm dịch vụ theo yêu cầu thì đơn vị phải hoàn thành khám chữa bệnh BHYT. Nếu bệnh viện nào để bệnh nhân phải nằm ghép mà vẫn mở rộng phòng yêu cầu vượt tỉ lệ quy định về sử dụng tài sản công, Bộ Y tế sẽ không chấp nhận”, ông Nguyễn Nam Liên khẳng định.