会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trực tiếp giải bóng đá】Kiểm soát cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc!

【trực tiếp giải bóng đá】Kiểm soát cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc

时间:2025-01-10 16:00:10 来源:88Point 作者:Cúp C2 阅读:646次

kiem soat ca tra xuat khau sang trung quoc

Chế biến cá tra xuất khẩu

Dư địa XK rất lớn

TheểmsoátcátraxuấtkhẩusangTrungQuốtrực tiếp giải bóng đáo nhận định và đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các DN XK cá tra sang Trung Quốc, trong 2 năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng lớn và tiềm năng của DN XK cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn, NK nhiều dạng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các DN XK cá tra sang thị trường này.

Đây cũng là thị trường lớn và tiềm năng, nhưng chưa thực sự ổn định. XK cá tra vào thị trường Trung Quốc tăng trưởng liên tục, song vẫn tồn tại một thực tế là các DN (và cá nhân) bán hàng vào thị trường này vẫn đa phần theo cách thức cũ là sản xuất cái gì thì bán cái đó, thiếu khảo sát nhu cầu thị trường để có thể vừa kiểm soát tốt về giá cả, vừa đảm bảo đủ lượng cho tiêu thụ.

Từ năm 2015 - 2018, XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông tăng trưởng liên tục từ 30 - 88%. Trong đó, riêng 2 năm (2016-2017), XK cá tra sang thị trường này thực sự tăng trưởng “nóng”. 10 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng dương đạt 437,9 triệu USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, 83,47% sản phẩm cá tra XK bằng đường bộ qua cửa khẩu Lạng Sơn; 15,6% qua cửa khẩu Quảng Ninh, còn lại qua cửa khẩu Điện Biên, Cao Bằng.

Tuy nhiên, hiện nay, có một số khó khăn đối với XK cá tra sang thị trường này do một số quy định của Trung Quốc. Trong đó, có việc thực hiện nghiêm sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiếp quản công tác kiểm nghiệm, kiểm dịch, cũng đã và đang tác động đến DN XK thủy sản Việt Nam.

Cụ thể, quy định dư lượng photphat trong cá tra, hiện quy định của hàng không hóa chất của châu Âu là hàm lượng này không vượt quá 4% . Tuy nhiên, phía Trung Quốc khi kiểm tra sản phẩm cá tra Việt Nam lại nhận định sản phẩm có dư lượng, không đạt tiêu chuẩn của nước họ.

Đặc biệt, với sản lượng cá tra gia tăng XK vào thị trường tăng mạnh, phía Trung Quốc hiện đang bắt đầu siết chặt vấn đề an toàn đối với mặt hàng này.

Từ tháng 3/2018, Trung quốc cải tổ cơ cấu một số bộ ngành, chức năng kiểm nghiệm kiểm dịch thuộc Tổng cục giám sát quản lý, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc đã được chuyển giao cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Hải quan cửa khẩu đường bộ Trung quốc (nhất là khu vực có chung đường biên giới với Lạng sơn) đã tăng cường giám sát và thực hiện nghiêm các quy định của Trung Quốc đối với hoạt động XNK hàng hóa theo hình thức trao đổi cư dân biên giới và giao dịch tại các cặp chợ biên giới, cũng như việc vận dụng chính sách miễn thuế 8.000 NDT/người/ngày đối với hàng hóa trao đổi qua cư dân biên giới đối với một số mặt hàng trong đó có cá tra và thủy hải sản.

Theo các DN XK thủy sản, việc kiểm soát như trên là chưa công bằng đối với các sản phẩm NK theo đường chính ngạch (đường biển). Trung Quốc hiện không kiểm soát chất lượng đối với các mặt hàng NK theo đường biên mậu. Trong khi đó, hàng hóa qua đường biên mậu lại không phải chịu 17% thuế VAT nên khả năng cạnh tranh về giá là rất lớn so với các sản phẩm nhập chính ngạch qua đường biển.

Kiểm soát chặt thủy sản TNXK

Cùng với đó, chính sách tạm nhập tái xuất (TNTX) cho phép các DN Trung Quốc mua nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (từ nước ngoài) vào cảng Hải Phòng; sau đó vận chuyển đường bộ sang Trung Quốc sát đường biên theo chính sách hàng biên mậu để lách thuế NK, biến thành nguồn tôm, cá của Trung Quốc XK sang Mỹ, Nhật, EU.

Việc đăng ký bổ sung các sản phẩm XK của Việt Nam còn thiếu vào “Danh sách các sản phẩm được chấp thuận NK vào Trung Quốc” vẫn còn khó khăn. Mặc dù, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã nhiều lần gửi công thư cho phía Trung Quốc đề nghị không áp dụng quy định đăng ký sản phẩm thủy sản nhập khẩu đối với các DN thủy sản của Việt Nam, đồng thời đề nghị hai bên gặp gỡ để trao đổi về vấn đề này nhưng phía Trung Quốc đều từ chối việc gặp gỡ và không phản hồi trước yêu cầu không áp dụng quy định đăng ký sản phẩm NK.

Vừa qua, VASEP đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét việc áp dụng thực hiện quản lý chất lượng thông qua việc cấp và kiểm tra chứng thư chất lượng trước khi XK đi Trung Quốc, có thể làm thí điểm trước 3 tháng.

Đề nghị Bộ NN&PTNT đề xuất Bộ Công Thương có đánh giá và kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh chính sách kiểm soát tốt hơn hàng TNTX, hạn chế tác động tiêu cực đến sản xuất xuất khẩu của Việt Nam.

Đồng thời, VASEP đề nghị Bộ NN&PTNT có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động XK cá tra và thủy hải sản qua đường biên mậu, nhất là cửa khẩu phụ, lối mở - bao gồm cả việc buôn bán, trao đổi cá tra giống qua biên giới; đẩy mạnh các hoạt động trao đổi và gửi công thư với phía Trung Quốc để đề nghị cho phép bổ sung các sản phẩm mà các DN Việt Nam có nhu cầu XK vào “Danh sách các sản phẩm được chấp thuận NK vào Trung Quốc”.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
  • Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do
  • Tiếp tục kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản
  • Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến nông sản
  • Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
  • Cục Thuế tỉnh tổ chức trao thưởng chương trình 'Hóa đơn may mắn'
  • Tri ân công lao to lớn của những người có công với cách mạng
  • Ninh Thuận ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
推荐内容
  • Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
  • Ngành Thuế chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài
  • Xăng dầu có thể không còn giảm mạnh trong kì điều hành mới
  • Việc giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn chậm
  • Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
  • Quản lý chặt việc mua bán trang thiết bị y tế, thuốc điều trị Covid