Điều hành nhịp nhàng giá các mặt hàng thiết yếu
Trong tháng 3,ễnbiếngiácảtheođúngkịchbảnđềnhận định bóng đá úc hôm nay giá các mặt hàng tương đối ổn định do nguồn cung vẫn khá dồi dào trong khi nhu cầu không cao. Tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng tăng giá nhẹ như thịt lợn hơi do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi hay LGP theo biến động của thị trường thế giới, bên cạnh đó cũng có mặt hàng giảm giá như giá gạo ở thị trường miền Nam.
|
Về giá mặt hàng xăng, dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công thương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng, dầu thế giới để điều hành phù hợp với tình hình thị trường trong nước. Trên cơ sở đó, sau 12 kỳ điều hành giá kinh doanh xăng, dầu trong nước từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng xăng, dầu đều có 5 lần giảm, 7 lần tăng; riêng mặt hàng dầu mazut 3,5 S (FO) có 4 lần giảm, 8 lần tăng.
Về dịch vụ khám, chữa bệnh, hiện nay, giá dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế về khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
CPI quý I tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023 Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2024 tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023. So với tháng trước, CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% (khu vực thành thị giảm 0,21%; khu vực nông thôn giảm 0,25%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá và 4 nhóm hàng tăng giá. |
Ngoài ra, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hàng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Bên cạnh đó, giá khám chữa bệnh theo yêu cầu, được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2023/TT-BYT ngày 29/6/2023 về khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp.
Về dịch vụ giáo dục, ngày 31/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP về điều chỉnh lộ trình học phí. Theo đó, đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí năm học 2023-2024 được giữ ổn định bằng mức học phí năm học 2021-2022.
Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập thì lùi lộ trình học phí 1 năm so với quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 (trước đó, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã giữ ổn định trong 3 năm học 2020-2021, 2021-2022 và 2022-2023).
Không nhiều biến số khó lường ảnh hưởng tới lạm phát
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, nếu tăng trưởng GDP trong năm 2024 chỉ xoay quanh mức 6% như nhiều dự báo, có rất nhiều số liệu cho thấy không có quá nhiều biến số khó lường để ảnh hưởng tới lạm phát của năm nay. Tốc độ tăng CPI hàng tháng trong năm 2024 nhiều khả năng sẽ không cao hơn so với mức trung bình của giai đoạn 2015-2023 là 0,24%/tháng. Giá dầu giảm mạnh, lạm phát thậm chí có thể giảm mạnh hơn.
Ảnh minh họa. |
Hiện nay, về cơ bản các hàng hóa thiết yếu giá cả ổn định. Do chưa đến mùa mưa bão, thời tiết ôn hòa nên giá rau xanh, hoa quả cơ bản ổn định. Giá thịt lợn năm nay cơ bản ổn định, có tăng giảm nhẹ tùy thời điểm, nhưng không “nóng”. Giá thịt lợn ghi nhận những ngày này trên cả nước duy trì ở mức khoảng 58.000 đến 62.000 đồng/kg, là mức giá “chấp nhận được”.
Giá lúa gạo trong nước cũng ổn định. Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/4 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định so với hôm qua. Tại các địa phương nguồn lúa còn ít, đa phần lúa đã được cọc và giá xuất khẩu không có biến động.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, điều hành giá thành công thời gian qua là có đóng góp quan trọng của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu xây dựng các kịch bản lạm phát và điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới biến động phức tạp.
Thị trường hàng hóa trong nước thời gian qua cơ bản bình ổn, nguồn cung hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo đảm. Giá một số mặt hàng nhà nước quản lý đã có một số điều chỉnh theo lộ trình thị trường (giá điện, giá dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế...) nhưng với mức độ ít, mang tính kiềm chế và tập trung vào cuối năm nên về tổng thể tác động không lớn đến chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua.
Dư luận đánh gia cao thời gian qua, công tác quản lý, điều hành giá đã làm tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu đề ra và tiếp tục ở mức vừa phải, tạo động lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng./.
Điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý được thực hiện thận trọng Theo Bộ Tài chính, công tác quản lý điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý được thực hiện thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm. Các quý tiếp theo, công tác quản lý giá sẽ được thực hiện linh hoạt theo diễn biến CPI với mức độ và liều lượng phù hợp, điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới, rút ngắn chu kỳ điều hành. Đồng thời, cơ quan quản lý ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; cùng với các chính sách vĩ mô khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. |