设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【tỷ số west brom】Kịch bản nào cho ngành ngân hàng những tháng cuối năm? 正文

【tỷ số west brom】Kịch bản nào cho ngành ngân hàng những tháng cuối năm?

来源:88Point 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-10 10:53:38

nh

Trong 6 tháng đầu năm 2020,ịchbảnnàochongànhngânhàngnhữngthángcuốinătỷ số west brom tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng trên 2%.

Đây là nhận định của PGS.TS Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về “bức tranh” ngành NH trong 6 tháng đầu năm nay?

- Bà Đỗ Hoài Linh:Trong những tháng đầu năm 2020, biến động bất ngờ là sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam, trong đó ngành NH cũng chịu không ít những tác động tiêu cực.

Trước hết có thể thấy đó là mảng màu ảm đạm của tăng trưởng tín dụng. Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nửa đầu năm 2020, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng trên 2%, chưa bằng 1/2 cùng kỳ năm 2019, mặc dù hệ thống NH đã rất tích cực triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với lãi suất cho vay giảm mạnh từ 0,5 - 2,5%, thậm chí có NH còn giảm lãi suất cho vay tới 3 - 4%/năm. Tuy nhiên, có một “điểm sáng” trong hoạt động tín dụng nửa đầu năm đó là dòng chảy tín dụng vẫn đang hướng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, đơn cử tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 4,94%, với lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao tăng 2,92%, với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 2,27%...

Điểm thứ hai trong “bức tranh” ngành NH nửa đầu năm đó là hoạt động thanh toán NH nhận được nhiều cơ hội từ ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong việc thay đổi nhận thức, thói quen và hành vi thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, theo đó số lượng và giá trị thanh toán qua thẻ, NH trực tuyến hay điện thoại di động đều tăng trưởng mạnh, cùng với đó nhiều sản phẩm mới với nhiều tiện ích được áp dụng…

linh
Bà Đỗ Hoài Linh

Thứ ba, tính đến thời điểm hiện tại, DN tạm ngừng kinh doanh tăng đến 33,6% so với cùng kỳ năm 2019, khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng tiềm ẩn rủi ro. Như vậy, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và do đó đã làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, gia tăng nợ xấu. Các dự báo cho thấy tỷ lệ nợ xấu cả năm 2020 sẽ quanh mức 4%.

Mảng màu cuối cùng trong “bức tranh” ngành NH 6 tháng đầu năm phải kể đến đó là lợi nhuận của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) sụt giảm so với kế hoạch. Điều này là hệ quả tất yếu khi tỷ trọng thu của tín dụng vẫn chiếm đa số trong tổng thu của NH trong khi tăng trưởng tín dụng thấp, cùng với đó là do tăng trưởng thu nhập lãi thuần chậm lại vì các chính sách giảm lãi suất và tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.

* PV: Hiện tại, NHNN vẫn chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 như đã đặt ra từ đầu năm, tức là ngành NH phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2020 khoảng 14%. Bà đánh giá như thế nào về khả năng hoàn thành mục tiêu này?

- Bà Đỗ Hoài Linh: Hiện nay, nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN suy giảm rất nhiều, nên các NH dù muốn đẩy mạnh cho vay ra, thậm chí giảm mạnh lãi suất, cải thiện các thủ tục hành chính để hỗ trợ hay kích thích vay vốn, thì cũng khó có thể cho vay.

Bên cạnh đó, về phía người dân, hiện tổng vay tiêu dùng trên dư nợ của Việt Nam vào khoảng 11 - 12% tổng dư nợ. Tuy nhiên, trước những khó khăn do dịch Covid-19 đã khiến chi tiêu của người dân sụt giảm, nhu cầu vay tiêu dùng cũng sẽ giảm tương ứng. Chi tiêu của hộ gia đình trong nửa đầu năm được ghi nhận sụt giảm khoảng 15%, khiến mục tiêu đạt mốc 1 triệu tỷ đồng cho vay tiêu dùng trong năm 2020 là rất khó khả thi. Ngoài ra, tác động của dịch Covid-19 đã làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của các DN trong nước, kéo theo nhu cầu vay vốn giảm… Với những tác động tiêu cực trên, tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 là 14% khó có thể đạt được như kế hoạch.

* PV: Đối với vấn đề nợ xấu, ngành NH đặt mục tiêu đưa tổng nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2020, bà đánh giá như thế nào về khả năng hoàn thành mục tiêu này?

- Bà Đỗ Hoài Linh: Trong nửa đầu năm 2020, nền kinh tế đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, khiến GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,81%. Mặc dù hiện nay, với thành công trong việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Việt Nam đã có điều kiện mở cửa nền kinh tế rất sớm so với nhiều nước trên thế giới, song những thách thức cho phát triển kinh tế trong nửa cuối năm vẫn còn rất lớn. Bên cạnh đó, với độ mở nền kinh tế Việt Nam lên đến hơn 200% GDP, nên sự phục hồi của nền kinh tế cũng còn phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch bệnh ở cả trên thế giới, trong khi diễn biến của đại dịch Covid-19 vẫn còn rất khó lường. Khi nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN vẫn gặp nhiều khó khăn, thì khả năng trả nợ của DN sẽ vẫn rất khó. Bởi vậy, theo tôi, khả năng ngành NH hoàn thành mục tiêu đưa tổng nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ) về dưới 3% vào cuối năm 2020 là không khả thi, và như trên tôi đã chia sẻ, dự báo tỷ lệ nợ xấu cả năm 2020 sẽ quanh mức 4%.

* PV: Như những gì bà đã chia sẻ có thể thấy những thách thức đối với ngành NH trong nửa cuối năm 2020 vẫn rất lớn. Vậy, theo bà, ngành NH cần chú trọng đến vấn đề gì trong nửa cuối năm 2020?

- Bà Đỗ Hoài Linh:Trước những thách thức đang hiện hữu ở phía trước, tôi cho rằng, trước hết, trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ, NHNN cần tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản hợp lý để ổn định thị trường, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Đồng thời, NHNN cũng cần kiểm soát quy mô tín dụng của hệ thống các TCTD phù hợp với chỉ tiêu định hướng, nâng cao chất lượng tín dụng… Mặt khác, NHNN cần bám sát diễn biến dịch bệnh để điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với TCTD, cũng như có các chỉ đạo sát sao đến các NH để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, đảm bảo hài hòa mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế…

Về phía các TCTD, cần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số NH, đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống Bigdata (dữ liệu lớn) và nhanh chóng đưa vào sử dụng các sản phẩm NH số, các giao dịch NH điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân và DN vừa và nhỏ. Đặc biệt, việc tăng trưởng tín dụng giảm sút là cơ hội tốt để các NH điều chỉnh danh mục cho vay, thậm chí hướng tới điều chỉnh danh mục tài sản tiến tới giảm tỷ trọng tín dụng, tăng các tài sản phi tín dụng, mặc dù đây là điều không hề dễ dàng vì tín dụng luôn được coi là tài sản cơ bản nhất của kinh doanh NH nhưng nó cũng mang lại nhiều tổn thất nhất nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó, giảm tỷ trọng tín dụng, giảm thu lãi từ tín dụng, tăng tỷ trọng các hoạt động dịch vụ từ đó tăng thu từ những hoạt động phi tín dụng nên là mục tiêu được ưu tiên của NH.

Cùng với đó, để giảm thiểu nợ xấu, các NH cần kiên trì tuân thủ các chỉ đạo của NHNN trong việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng vay vốn tại NH. Việc này sẽ khiến các NH phải hi sinh mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra, nhưng “chung lưng” cùng DN, người dân đang gặp khó khăn sẽ giúp họ sớm phục hồi hoạt động, từ đó, không chỉ khách hàng mà cả NH và nền kinh tế sẽ hồi phục bền vững. Ngược lại, nếu NH theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không duy trì những chính sách hỗ trợ khách hàng khi họ đang gặp khó khăn, thì có thể NH và cả nền kinh tế sẽ phải rất vất vả để giải quyết bài toán phải xử lý nợ xấu trong giai đoạn hậu dịch.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Diệu Thiện (thực hiện)

热门文章

0.3421s , 7651.0703125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【tỷ số west brom】Kịch bản nào cho ngành ngân hàng những tháng cuối năm?,88Point  

sitemap

Top