【trực tiếp đá banh ngoại hạng anh】Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Chú trọng vào nhu cầu thực tế

时间:2025-01-25 10:25:06来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Những năm gần đây,ĐàotạonghềcholaođộngnôngthônChútrọngvàonhucầuthựctếtrực tiếp đá banh ngoại hạng anh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) được huyện Dầu Tiếng chú trọng vào việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết đào tạo lao động. Đặc biệt trong khâu đào tạo không còn cứng nhắc, áp đặt ngành học mà giao quyền cho người lao động (NLĐ) chọn ngành nghề nên đã góp phần làm tăng hiệu quả đào tạo.

 Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh phối hợp cùng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Dầu Tiếng trao tặng phương tiện lao động cho lao động nông thôn

 Vững tay nghề

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Liễu Văn Tài Phú, ấp Xóm Bưng, xã Thanh Tuyền. Anh Phú là một trong những điển hình LĐNT thường xuyên tham gia các lớp đào tạo nghề do huyện tổ chức. Cách đây 3 năm, anh Phú đã đăng ký học lớp kỹ thuật trồng, chăm sóc cây măng cụt nên rất tự tin chăm sóc vườn cây của mình. Sau những khóa học, ứng dụng những kiến thức đã học, anh đã thành công trên vườn măng 1ha của mình. Chưa hết, anh còn chủ động tham gia Tổ liên kết măng cụt VietGAP Thanh Tuyền để chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, giữ gìn cây ăn quả đặc sản măng cụt của Bình Dương. “Đi học nhờ thầy dạy kỹ thuật chăm sóc, phòng, trị bệnh trên cây măng cụt nên tôi tự tin phát triển vườn cây ăn trái của mình”, anh Phú cho biết. Hay trường hợp của anh Nguyễn Văn Tiến, xã Định Hiệp được tham gia lớp học kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản. Sau khi tham gia khóa học, anh Tiến đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư nuôi bò. Sau hơn 1 năm chăm chỉ làm ăn, gia đình anh Tiến đã thoát nghèo.

Ngoài những lớp đào tạo về kiến thức nông nghiệp, qua các năm huyện đã mở rộng sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, như: Nấu ăn đãi tiệc, may gia dụng, trang điểm, cắm hoa. Điều này cho thấy sự sáng tạo, linh hoạt của các cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện Dầu Tiếng trong công tác đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhờ sự đa dạng các ngành nghề đào tạo, đáp ứng mọi nhu cầu của NLĐ học nghề, nên số lượng lao động tham gia học ngày càng tăng.

Liên kết đào tạo nghề lưu động

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho LĐNT ở huyện Dầu Tiếng đạt nhiều bước tiến quan trọng, đáp ứng nhu cầu của lao động. Đặc biệt trong khâu đào tạo, không còn cứng nhắc, áp đặt mà giao quyền cho NLĐ chọn nghề. Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phòng chuyên môn và các xã, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê nhu cầu học nghề của lao động trong độ tuổi, từ đó phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có uy tín trong và ngoài huyện triển khai đào tạo nghề cho LĐNT sát với thực tế, nhu cầu NLĐ.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Dầu Tiếng cho biết: “Trên cơ sở danh sách đăng ký học nghề của các xã, thị trấn, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, các trường, Trung tâm Dạy nghề của tỉnh tiến hành khai giảng các lớp dạy nghề theo nhu cầu đăng ký của học viên. Nếu số lượng học viên tại một xã, thị trấn không đủ lớp theo quy định, thì việc tổ chức khai giảng lớp học được thực hiện theo hình thức cụm liên xã”.

Với cách làm linh hoạt này, trong 10 năm qua, huyện Dầu Tiếng đã tổ chức được 104 lớp dạy nghề cho LĐNT với 3.043 học viên tham gia. Thực tế ở huyện Dầu Tiếng, người dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, vì thế đẩy mạnh việc tổchức các lớp dạy vềtrồng trọt, chăn nuôi sao cho phù hợp với xu thế phát triển khoa học kỹ thuật vànhu cầu thịtrường là rất cần thiết.

 KIM HÀ

相关内容
推荐内容