当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【tile cá cược】Đa dạng sản phẩm từ cá thát lát

Không dừng lại ở các sản phẩm truyền thống vốn có,Đadạngsảnphẩmtừtile cá cược nhiều doanh nghiệp, HTX tại Hậu Giang còn tìm tòi, sáng tạo, chế biến cá thát lát thành nhiều món ăn mới, hấp dẫn, góp phần nâng tầm đặc sản và đa dạng sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Người lao động tại cơ sở Ngọc Như Ý, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, chế biến cá thát lát phục vụ các đơn hàng cuối năm.

Món nào cũng ngon !

“Đến Hậu Giang, dứt khoát phải thử món ăn từ cá thát lát”, câu nói nửa thật, nửa đùa như một lời khẳng định chắc nịch của những vị khách phương xa khi đến với vùng đất này.

Cá thát lát ở ĐBSCL không hiếm, nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng nhất là cá thát lát Hậu Giang. Năm 2021, diện tích nuôi thủy sản của toàn tỉnh là 8.135ha, trong đó, diện tích nuôi cá thát lát là 88ha, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp.  Nuôi và chế biến cá thát lát, được xem là nghề ăn nên, làm ra của nhiều bà con nông dân.

Chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Nhờ thổ nhưỡng cộng với nguồn nước phù hợp mà cá thát lát Hậu Giang có chất lượng “nhỉnh” hơn so với các vùng khác. Thịt cá săn chắc, giòn, dai hơn. Những người trong nghề, nhìn quen mắt sẽ thấy da cá và chả cá thát lát có màu tươi, sáng hơn sản phẩm cùng loại sản xuất tại tỉnh, thành khác.

“Cá thát lát làm được nhiều món. Tính sơ sơ, tôi đã có hơn 10 sản phẩm. Lúc HTX mới thành lập thì có cá thát lát tẩm gia vị còn xương truyền thống. Khi thấy một số khách hàng người già, trẻ em không tiện dùng nên tôi suy nghĩ làm sao cho con cá thát lát rút xương để tiếp cận đa dạng khách hàng. Bên cạnh chả cá truyền thống thì hiện tại, sản phẩm cá thát lát rút xương bán chạy nhất. Tết này, tôi thiết kế combo sản phẩm và ra mắt mặt hàng mới để phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng”, chị Nguyễn Kim Thùy chia sẻ.

Tình yêu với quê hương và đặc sản quê nhà cũng thôi thúc chị Nguyễn Thị Phương Hà, chủ cơ sở Ngọc Như Ý, ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, mày mò sáng tạo nhiều món ăn chế biến từ cá thát lát, thay vì chỉ gói gọn với những cách làm quen thuộc là nạo chả, hay ướp gia vị. Dự kiến năm nay, cơ sở sẽ cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 3-4 tấn sản phẩm từ loài thủy sản này.

Chị Hà phấn khởi cho biết: “Cá thát lát dễ kết hợp với các nguyên vật liệu khác để chế biến món ăn. Tùy theo sở thích, nhu cầu của khách hàng mà mình có thể chế biến hơn 10 món khác nhau, thậm chí nhiều hơn từ nấu lẩu, dồn khổ qua, rồi làm chả,... Làm món nào cũng thơm ngon, hấp dẫn. Hiện sản phẩm của cơ sở có mặt ở nhiều cửa hàng, đại lý, quán ăn của cả nước”.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra luôn đạt yêu cầu, giữ uy tín với khách hàng, các doanh nghiệp, HTX đều xây dựng cho mình vùng nguyên liệu. Nhờ vậy, có thể chọn được cá thát lát giống tốt, quản lý được dịch bệnh, đặc biệt nguồn nước ao nuôi phải đảm bảo.

Nâng tầm sản phẩm, mở rộng thị trường

Theo chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, hiện tại hơn 10 sản phẩm chế biến từ cá thát lát của HTX thì có 7 sản phẩm đã được công nhận đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh gồm: Cá thát lát rút xương tẩm gia vị, cá thát lát rút xương tẩm vị sả ớt, chả cá thát lát tẩm gia vị, chả cá thát lát tươi, khổ qua rừng nhân chả cá thát lát, cá thát thát nạo, bánh phồng cá thát lát.

Nói về dự định tương lai, chị Thùy cho biết: “Cá thát lát còn làm được mấy chục món ngon, nhưng để cho phù hợp thị hiếu thị trường thì mình phải nghiên cứu khẩu vị khách hàng. Tôi đang ấp ủ nhiều sản phẩm mới như là chả lụa cá thát lát, chả ốc, rắn trun nhồi cá thát lát,... đã làm cho người thân, bạn bè dùng thử và có những phản hồi rất tích cực, dự kiến sẽ làm nhãn mác đưa ra thị trường trong thời gian tới”.

Còn tại cơ sở Ngọc Như Ý, với 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh vừa được công nhận hồi năm 2021 là: Chả cá thát thát nguyên chất, cá thát lát tẩm gia vị, cá thát lát rút xương, chả cá thát lát cuộn. Chị Nguyễn Thị Phương Hà bày tỏ: “Khi xây dựng thương hiệu và đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh, sản phẩm được mở rộng đầu ra và ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn, cơ hội làm ăn cũng ngày càng rộng mở. Từ khi thành lập năm 2017 đến nay, khách hàng của chúng tôi trải dài cả nước, tin tưởng và ưa chuộng”.

Cũng kinh doanh các sản phẩm truyền thống chế biến từ cá thát lát, Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, hiện có 5 sản phẩm cá thát lát đạt OCOP cấp tỉnh (1 sản phẩm 3 sao và 4 sản phẩm 4 sao).

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Giám đốc Công ty TNHH nuôi trồng chế biến thực phẩm sạch Tân Phát, cho hay: “Ngoài chả cá thát lát và cá thát lát rút xương là những dòng truyền thống, hàng năm, công ty đều có cho ra thêm vài sản phẩm mới để tạo giá trị tăng thêm. Trong năm nay, chả lụa cá thát lát Tân Phát đạt 4 sao. Sắp tới, chúng tôi sẽ có thêm chả thát lát ôm trứng cút, chả cá thát lát ôm trứng muối. Dự trữ hàng chuẩn bị bán tết, dự trù khoảng 60-80 tấn thành phẩm, trong đó khoảng 50 tấn sản phẩm từ cá thát lát. Sản phẩm không chỉ phục vụ tại địa phương mà còn đang hướng đến xuất khẩu”.

Tin rằng với sự nỗ lực, sáng tạo của những người con Hậu Giang mang tình yêu với đặc sản quê hương sẽ giúp cho sản phẩm từ con cá thát lát quê nhà ngày càng nâng tầm và hiện diện nhiều hơn trong bữa ăn của các gia đình Việt.

Hiện trong tổng số hơn 100 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên cấp tỉnh, tính riêng các sản phẩm từ cá thát lát có 18 sản phẩm 4 sao; 6 sản phẩm 3 sao của 6 chủ thể. Tập trung nhiều nhất ở huyện Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh và thị xã Long Mỹ.

 

Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG

分享到: