当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lich thi dau hang nhat】Thành công từ hướng đi riêng

Cũng như nhiều nông hộ khác trên địa bàn,nh clich thi dau hang nhat trước đây hồ tiêu, điều là những cây trồng chủ lực của gia đình chị Nguyễn Thị Thùy Linh ở ấp 7, xã Lộc Hòa. Cách đây hơn 3 năm, khi giá những cây này vẫn còn bấp bênh, không ổn định, với niềm đam mê cây mai, chị Linh đã đầu tư 75 triệu đồng để đưa cây mai từ miền Tây về trồng tại vườn nhà. Chỉ hơn 3 năm gắn bó với cây mai, năm đầu vườn mai đã mang lại thu nhập hơn 300 triệu đồng, năm thứ 2 hơn 700 triệu đồng. Riêng vụ mai tết vừa qua, trái với dự đoán ban đầu về nhu cầu thị trường giảm sút do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị Linh đã bán được hơn 300 gốc mai, cho thuê hơn 100 cây, gia đình thu về hơn 1,1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Anh Trần Thanh Phương, ấp Hiệp Thành, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh thu lời 400 triệu đồng/năm từ nuôi gà lai Mỹ - Ảnh: Trung Quang

Chị Linh cho biết: “Khi bắt đầu trồng, chỉ nghĩ trồng mai để kiếm thêm thu nhập nhưng không ngờ lại có hiệu quả cao như vậy. 3 năm qua, nhờ làm trúng bông, bán cho bà con rẻ nhưng do số lượng nhiều nên nguồn thu cũng khá. Ở đây khu vực vùng sâu, xa nhờ mạng xã hội nhiều người biết, tìm đến mua rồi giới thiệu nên dịp tết vừa qua, gia đình bán mai rất đạt”.

Nhận thấy thị trường đầy tiềm năng và cá cảnh đang ngày càng thu hút số lượng lớn người chơi, cách đây hơn 2 năm, chỉ với vài giống cá ban đầu, gia đình ông Lê Văn Giang ở ấp Hiệp Thành, xã Lộc Hiệp đã quyết định thành lập cơ sở kinh doanh cá cảnh, đầu tư hệ thống ao nuôi quy mô gần 3.000m2, tiến hành tuyển chọn các giống cá để lai tạo, nhân đàn. Với hơn 50 giống cá hiện có và số lượng không thể thống kê được, mỗi năm cơ sở thu về gần 400 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ông Giang chia sẻ, trong quá trình nuôi cá không có khó khăn gì lớn, không sợ thiếu đầu ra, khách hàng mua cá chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, miền Tây. Xuất bán cá cũng không cần phải đi, chỉ cần gửi hàng cho xe vận chuyển, khi nhận được hàng thì đối tác sẽ thanh toán ngay.

Bên cạnh việc chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật, định hướng cho bà con nông dân tập trung đầu tư, phát triển những sản phẩm chủ lực của địa phương như hồ tiêu, chăn nuôi dê, Hội Nông dân huyện luôn khuyến khích hội viên tìm kiếm những mô hình mới để sản phẩm làm ra có giá trị kinh tế cao và dễ tiêu thụ, đặc biệt là những mô hình phù hợp với điều kiện địa phương mà một số hội viên đang triển khai có hiệu quả hiện nay.

Ông Lê Khắc Phú, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Ninh 

Được một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương tin tưởng ký hợp đồng chăn nuôi gà   lai Mỹ, tuy nhiên, để có giá 800 ngàn đồng/con đối với gà trống và 250 ngàn đồng/con đối với gà mái sau 6 tháng nuôi, anh Trần Thanh Phương ở ấp Hiệp Thành, xã Lộc Hiệp phải tuân thủ chặt chẽ những quy định như không được xuất bán ra ngoài, chuồng trại phải đảm bảo về quy cách với số vốn đầu tư rất lớn. Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện, từ 250 triệu đồng vốn vay ưu đãi từ Quỹ khởi nghiệp của tỉnh đã giúp anh hoàn thiện hệ thống chuồng trại, tiếp tục mở rộng sản xuất. Hiện nay, sau hơn 1 năm triển khai mô hình, trung bình mỗi tháng anh xuất bán từ 50-80 con gà, mỗi năm thu về 400 triệu đồng sau khi trừ chi phí.  

“Lợi thế lớn nhất khi nuôi giống gà này là nguồn giống được đầu tư toàn bộ, thay đổi liên tục, số vốn ban đầu bỏ ra lớn nhưng chúng tôi rất yên tâm vì được bao tiêu. Trước đây làm vườn, rẫy, trung bình mỗi tháng được 7 triệu đồng, từ khi nuôi gà đến nay, mỗi tháng ít nhất cũng được 20 triệu đồng, ít hay nhiều tùy thuộc vào công sức mình bỏ ra” - anh Phương thông tin thêm.

Trước những khó khăn của nông dân trong quá trình gia nhập thị trường, cùng với việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật, các cấp hội nông dân trong tỉnh cũng đã định hướng người dân tập trung phát triển kinh tế ổn định trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có. Thành công của những mô hình mới cho thấy, việc định hướng nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn đã mang lại hiệu quả.

Có thể thấy, việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp được nông dân vận dụng thời gian qua bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực, sản phẩm làm ra đáp ứng được thị hiếu, xu thế mới của thị trường. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, những mô hình này quy mô còn nhỏ lẻ, nguồn lực đầu tư chưa cao do thiếu vốn. Vì vậy, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là nguồn lực quan trọng hỗ trợ nông dân mở rộng sản xuất, từ đó giúp tăng thu nhập cho gia đình và đóng góp nhiều hơn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

分享到: