【as roma vs bologna】Đà Nẵng: Tâm điểm và sức bật mới
Đà Nẵng đã và đang chuẩn bị những gì cho sự kiện đặc biệt này,ĐàNẵngTâmđiểmvàsứcbậtmớas roma vs bologna thưa ông?
Hơn hai năm qua, từ khi Chính phủ có chủ trương chọn Đà Nẵng làm nơi diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, lãnh đạo Đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành liên quan tích cực phối hợp các Tiểu ban của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 triển khai công tác chuẩn bị cho sự kiện này trên nhiều lĩnh vực như: Cơ sở vật chất, an ninh, y tế, thông tin tuyên truyền, bộ máy tổ chức… Tháng 11/2015, thành phố đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo phối hợp chuẩn bị những sự kiện quan trọng trong Năm APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng, gồm 5 tiểu ban liên quan. Ban chỉ đạo APEC 2017 của thành phố tổ chức họp định kỳ để rà soát công tác chuẩn bị của thành phố, báo cáo Ủy ban Quốc gia APEC 2017.
UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch tổng thể về công tác chuẩn bị và triển khai trong năm 2016-2017 (ngày 22/2/2016) để chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương chuẩn bị cho Năm APEC 2017. Kế hoạch tổng thể nhấn mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch cho Đà Nẵng; tuyên truyền, vận động người dân về nếp sống văn hóa, văn minh đô thị để xây dựng hình ảnh Đà Nẵng thân thiện, mến khách và đào tạo đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp.
Tháng 9/2016, thành phố ban hành Kế hoạch chi tiết chuẩn bị cho Năm APEC 2017, gồm các công việc của từng Tiểu ban thuộc Ban chỉ đạo. Đây là cơ sở để các Tiểu ban thuộc Ban chỉ đạo APEC 2017 Đà Nẵng chủ động triển khai các công việc liên quan.
Lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm đến việc phát huy "yếu tố con người" để đảm bảo năng lực phục vụ cho các hoạt động APEC. Đà Nẵng có lợi thế là hàng trăm cán bộ công chức được đào tạo và tập huấn tại nước ngoài và sinh viên khá, giỏi thu hút theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố.
Bên cạnh đó, xác định công tác đảm bảo cơ sở vật chất là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng nhất trong lộ trình chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, thành phố đang triển khai nhiều dự án chỉnh trang, sửa chữa phục vụ tốt công tác tổ chức; phối hợp với các Tiểu ban thuộc Ủy ban Quốc gia APEC 2017 và các bộ, ngành trung ương khảo sát, chọn những địa điểm phù hợp tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; tiến hành cải tạo, chỉnh sửa, nâng cấp và xây mới một số công trình sẵn có làm nơi diễn ra các hoạt động quan trọng của Năm APEC 2017 và vận động khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ các sự kiện hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Công tác thông tin tuyên truyền cho APEC cũng được quan tâm vì Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là cơ hội vàng để Đà Nẵng quảng bá hình ảnh thành phố.
Việc sớm ban hành và triển khai các kế hoạch tổng thể và chi tiết đã thể hiện sự chủ động và quyết tâm tổ chức chu đáo hội nghị, đồng thời tranh thủ quảng bá, tận dụng các cơ hội phát triển kinh tế thành phố, nhận được sự đánh giá cao của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 và các bộ, ngành trung ương.
Theo ông, thành phố gặp những thuận lợi và thách thức gì trong công tác tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2017?
Đà Nẵng có lợi thế từ kinh nghiệm tổ chức các sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế… để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế; tạo được uy tín, được Nhà nước tin cậy giao tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, dần khẳng định thương hiệu "Thành phố sự kiện". Chắc chắn, đây sẽ là kinh nghiệm hữu ích để thành phố tiếp tục phát huy, vận dụng vào việc tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Đà Nẵng - thành phố năng động, hiện đại |
Thành phố cũng thừa hưởng kết quả thuận lợi từ công tác đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước cho đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực để phục vụ đắc lực cho công tác tổ chức các sự kiện của thành phố.
Nhằm tranh thủ cơ hội để xúc tiến hợp tác, đầu tư nhân dịp các sự kiện diễn ra tại Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố cũng quan tâm lồng ghép, đưa nội dung quảng bá, kêu gọi xúc tiến đầu tư vào các buổi tiếp và làm việc, tham dự hoạt động trong khuôn khổ của sự kiện.
Cùng với nỗ lực chuẩn bị chu đáo, sự tham gia tích cực của chính quyền, nhân dân, doanh nghiệp và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, hướng dẫn của bộ, ngành trung ương cùng với những kinh nghiệm đã được tích lũy, TP. Đà Nẵng quyết tâm sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để chuẩn bị cho APEC 2017.
Tuy nhiên, vẫn còn có những thách thức như: Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 được xem là sự kiện quan trọng nhất trong khuôn khổ Năm APEC 2017, đặc biệt, có sự tham dự của lãnh đạo 21 nền kinh tế. Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang: "Việc quyết định tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 APEC tại Đà Nẵng thể hiện sự ghi nhận và tin tưởng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển năng động của thành phố". Vì vậy, đây vừa là vinh dự, nhưng cũng vừa là trách nhiệm, thách thức đối với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố.
Sự kiện chính của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tổ chức trong các trung tâm hội nghị quốc tế của các khách sạn nên vấn đề thời tiết không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các sự kiện. Tuy nhiên, việc này vẫn nằm trong kịch bản tính toán của Ủy ban Quốc gia APEC và chắc chắn sẽ có những phương án dự phòng phù hợp, nhưng trước mắt cần tập trung chuẩn bị tốt nhất cho các phương án chính thức.
Hình ảnh của Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ được nâng tầm trên trường quốc tế thông qua sự kiện này. Vậy Đà Nẵng làm gì để tận dụng những lợi thế đó?
Việc Đà Nẵng đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 là cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh một thành phố trẻ, năng động và hiếu khách.
Với kỳ vọng tận dụng cơ hội từ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương hoàn thành kế hoạch các hoạt động bên lề liên quan đến xúc tiến hợp tác, đầu tư, thương mại, du lịch và quảng bá Đà Nẵng cũng như tuyên truyền về APEC.
Đặc biệt là việc phối hợp với Ban Thư ký quốc gia APEC xây dựng chuỗi các hoạt động, bao gồm: Đề xuất lãnh đạo thành phố chào xã giao một số lãnh đạo các nền kinh tế; tiếp xúc và làm việc song phương với các Bộ trưởng cũng như lãnh đạo doanh nghiệp tham gia tháp tùng đoàn chính thức từ các nền kinh tế thành viên.
Nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nhân dịp Năm APEC 2017, Đà Nẵng tổ chức các hội thảo kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm xuyên suốt năm 2017 với mục đích quảng bá đến nhà đầu tư, doanh nghiệp từ các nền kinh tế thành viên APEC tiềm năng phát triển của Đà Nẵng cũng như thông tin về những dự án cụ thể.
Ngoài ra, thành phố cũng làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lên kế hoạch tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng tại phiên chuyên đề của Diễn đàn kinh doanh với Việt Nam do VCCI tổ chức vào ngày 8/11/2017 với sự tham dự của doanh nghiệp từ các nền kinh tế thành viên. Thành phố cũng đặt các quầy thông tin, gian triển lãm tại địa điểm tổ chức một số hội nghị của doanh nghiệp và tại Trung tâm báo chí quốc tế.
Để quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng đến quan khách và đại biểu tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, thành phố đang lên kế hoạch tổ chức các sự kiện để giới thiệu đặc trưng văn hóa của thành phố đến với quan khách, doanh nghiệp và phóng viên; chú trọng xây dựng hình ảnh thành phố xanh, sạch, đẹp, năng động và hiếu khách, góp phần tạo dấu ấn cho Năm APEC Việt Nam và quảng bá hình ảnh thành phố đến với bạn bè thế giới.
Nhiều chương trình, hoạt động sẽ được triển khai để tuyên truyền, vận động người dân về nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng hình ảnh Đà Nẵng thân thiện, mến khách đến đại biểu quốc tế; đào tạo đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ, xử lý tình huống và giao tiếp với đại biểu quốc tế, thành thạo các kỹ năng ngoại ngữ ...
Đà Nẵng đã ban hành và triển khai hiệu quả những chính sách thiết thực cho đời sống người dân, tạo bước đột phá thời gian qua. Về lâu dài, thành phố có quyết sách mang tầm chiến lược như thế nào?
Trước hết, cần khẳng định, xây dựng một thành phố văn minh, có chất lượng cuộc sống tốt là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt của TP. Đà Nẵng. Vì vậy, chủ trương liên quan đến phát triển bền vững vẫn sẽ được thành phố duy trì và thực hiện một cách phù hợp qua mỗi giai đoạn phát triển.
Với những áp lực trong quá trình phát triển của thành phố trong thời gian tới như vấn đề gia tăng dân số, nhất là gia tăng cơ học (dự kiến đến năm 2020 đạt 1,21 triệu dân và trên 2,5 triệu dân vào năm 2030), nhu cầu về nhà ở, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, vấn đề giải quyết việc làm, môi trường, ách tắc giao thông... đã được chính quyền thành phố nhìn nhận, tập trung giải quyết, hướng đến mục tiêu xây dựng thương hiệu "Thành phố đáng sống". Cụ thể như sau:
Vận dụng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, hiệu quả để đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với TP. Đà Nẵng, nhằm triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế đặc thù, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội thành phố.
Triển khai rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và một loạt quy hoạch ngành để phục vụ mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.
Cảng Đà Nẵng hướng tới mục tiêu trở thành một trong những cảng biển hiện đại nhất Việt Nam |
Thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển mạnh các ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2035; tập trung đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo phát triển các ngành kinh tế mới với chất lượng cao mang tầm quốc tế; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển mạnh ngành dịch vụ, du lịch và thương mại; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và bền vững; thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, xây dựng cảng biển...
Rà soát chiến lược phát triển đô thị và xây dựng các chương trình hành động; tiếp tục triển khai, nghiên cứu điều chỉnh hợp lý và tăng cường quản lý quy hoạch tổng thể TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050; cụ thể hóa và định hướng chiến lược phát triển đô thị theo hướng bền vững, gắn kết.
Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng kết hợp với quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông ngầm nhằm định hướng đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thành phố, khớp nối không gian và cảnh quan kiến trúc đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô của một đô thị có dân số từ 2,5 - 3 triệu dân.
Việc phát triển các khu quy hoạch mới cần gắn kết với hệ thống giao thông công cộng, trong đó, ưu tiên phát triển các khu đô thị mới dọc trên các tuyến đường vành đai để xây dựng, không phát triển khu dân cư riêng lẻ có kết nối giao thông công cộng bị hạn chế. Dự báo nhu cầu và quy hoạch quỹ đất để xây dựng các công trình giáo dục, văn hóa, y tế.
Trong quá trình xây dựng, triển khai quy hoạch chiến lược tổng thể..., thành phố cần có tư duy và cách làm mới, sẵn sàng tiếp nhận các nhà tư vấn quốc tế chuyên nghiệp, chất lượng để hỗ trợ hoạch định chính sách phát triển, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Xây dựng thành phố môi trường và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, tiếp tục triển khai Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường", Đề án "Phát triển công trình xanh và ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050"; lập và triển khai quy hoạch hệ thống cây xanh, thoát nước đô thị, xử lý chất thải rắn; triển khai đầu tư và đưa vào sử dụng có hiệu quả các dự án xử lý ô nhiễm môi trường...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp tục thực hiện hiệu quả các đề án phát triển nguồn nhân lực đang triển khai, nhất là trong bố trí, sử dụng, bồi dưỡng; khuyến khích, tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực khu vực ngoài nhà nước; xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành giỏi, doanh nhân năng động.
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần giữ vững kỷ cương xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ tốt các yêu cầu chính đáng của nhân dân; tạo môi trường sống, làm việc ngày càng lý tưởng cho người dân.
Trân trọng cảm ơn ông!
下一篇:Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
相关文章:
- Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- Thủ tướng dự khánh thành Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội
- Hủy án sơ thẩm vụ chiếm đoạt tài sản tại Quỹ tín dụng nhân dân
- Báo Nhân Dân ra mắt trang thông tin đặc biệt về bài viết của Tổng Bí thư
- Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- Kiến nghị giải quyết căn cơ chiến lược vắc xin, đặc biệt cho người dưới 18 tuổi
- 70 tập đoàn hàng đầu tham dự đối thoại giữa Việt Nam và WEF
- Thủ tướng sắp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN
- Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- Toàn ngành tuyên giáo cần thực hiện 5 kiên định, 4 yêu cầu, 3 tập trung và 2 kiện toàn
相关推荐:
- Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- Việt Nam tiếp tục nỗ lực vun đắp cho quan hệ ASEAN
- Căn cứ vào bản án của tòa án, thực hiện
- Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân và VAT
- Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- Đặc biệt chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư công
- Chủ tịch nước: Chiến sĩ mũ nồi xanh đại diện cho dân tộc Việt Nam yêu hòa bình
- Vừa chấp hành xong án tù lại tiếp tục phạm tội
- Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- 50 thí sinh bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán