Ngay sau khi ĐHQGHN quyết định không tổ chức kỳ thi ĐGNL cho năm 2017,ămĐạihọcQuốcgiaHàNộikhôngtổchứcthiđánhgiánănglựtie số bóng đá PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐHQGHN đã có cuộc trao đổi với báo chí.
|
* PV: Thưa ông, vì sao ĐHQGHN không tổ chức riêng kì thi ĐGNL phục vụ công tác tuyển sinh đại học chính qui trong năm 2017?
Ông Nguyễn Kim Sơn:Thời gian qua, chúng tôi đã xây dựng lộ trình đổi mới với nhiều giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất thiết kế bài thi đánh giá tổng hợp chung mang tính sàng lọc. Giai đoạn hai, hoàn thiện việc kết hợp các hình thức đánh giá, gồm đánh giá năng lực chung và đánh giá năng lực chuyên biệt cho các ngành đặc thù có nhu cầu riêng. Lộ trình này cần được triển khai phù hợp với tiến trình đổi mới của cả ngành nói chung. Thời gian hai năm qua mới triển khai được giai đoạn thứ nhất của quá trình đổi mới tuyển sinh.
Mặc dù phương thức ĐGNL còn rất mới ở Việt Nam, nhưng thông qua kì thi do ĐHQGHN tổ chức, những đặc tính ưu việt nổi trội của phương thức này đã tạo được sự tin cậy của đông đảo phụ huynh và học sinh, đồng thời thu hút sự cộng hưởng của công luận và xã hội. Phương thức ĐGNL hạn chế được tình trạng gian lận trong thi cử, tránh học lệch/học tủ, tiết kiệm thời gian, công khai kết quả sau khi thi và loại bỏ tình trạng thi cử căng thẳng, dồn dập như thời gian qua.
Khác với 2 năm trước đây, năm 2017, ĐHQGHN không tổ chức riêng một kì thi ĐGNL để phục vụ công tác xét tuyển bậc đại học cho mình và nhóm trường đăng kí sử dụng kết quả của kì thi này. ĐHQGHN sẽ xét tuyển đại học chính quy dựa trên kết quả các bài thi THPT quốc gia năm 2017.
Sở dĩ chúng tôi có lựa chọn này bởi những đổi mới trong phương án tổ chức kì thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cơ bản gần với định hướng, mục tiêu, triết lí của đổi mới tuyển sinh ở bài thi ĐGNL chung mà ĐHQGHN đã triển khai trong thời gian vừa qua.
Trong bối cảnh như vậy, ĐHQGHN nhận thấy rằng, việc tập trung thêm nguồn lực (lượng câu hỏi), nhân lực và các điều kiện khác để triển khai tốt kì thi THPT quốc gia của Bộ là một việc cần thiết, quan trọng và mang tính quốc gia. Điều này cần ưu tiên hơn việc tổ chức riêng kì thi ĐGNL phục vụ công tác tuyển sinh của ĐHQGHN và nhóm các trường đã đăng kí xét tuyển theo kết quả của kì thi này, tránh cho thí sinh không phải thi hai kỳ thi có nhiều điểm giống nhau. Không tổ chức kì thi riêng, ĐHQGHN có điều kiện tập trung thực hiện các bước đổi mới tiếp theo, đi vào chiều sâu, theo lộ trình đã hoạch định trước đây và tiếp tục đóng góp vào công cuộc đổi mới của ngành trên chặng đường mới.
* PV: Nhân lực thuộc mảng công tác “khảo thí” sẽ làm gì khi ĐHQGHN không tổ chức kì thi ĐGNL năm 2017, thưa ông?
Ông Nguyễn Kim Sơn:Phương án thi THPT quốc gia năm 2017 cùng với các đề thi mẫu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố cho thấy phương thức thi trắc nghiệm khách quan ĐGNL với các bài thi tổ hợp các môn, nhằm đánh giá năng lực của người học sẽ được triển khai rộng khắp trong cả nước.
Mặc dù còn một số điểm khác biệt nhưng về cơ bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng và mở rộng trong phạm vi quốc gia với phương thức đổi mới tuyển sinh mà Bộ đã giao cho ĐHQGHN thực hiện thí điểm thành công thời gian qua.
Trong thời gian tới, Trung tâm Khảo thí của ĐHQGHN tiếp tục tập huấn và huy động nhân lực để thiết kế các bài thi sàng lọc cho các kì thi chuyên biệt, phục vụ các chuyên ngành có đòi hỏi năng lực chuyên biệt và sẽ áp dụng vào một thời điểm thích hợp, sẽ tiếp tục đổi mới việc thi tuyển sinh bậc sau đại học; ĐGNL thí sinh để chọn vào các chương trình chất lượng cao, tài năng, tiên tiến,...
* PV: Hạ hầng cơ sở và máy móc sử dụng trong các kì thi ĐGNL trước đây sẽ dùng vào việc gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Kim Sơn:Phải nói ngay rằng, trong 2 năm 2015 và 2016, ĐHQGHN đã huy động từ 6.000 đến 7.000 máy tính phục vụ thi, tuy nhiên số này chủ yếu sử dụng nguồn có sẵn của các phòng máy dùng vào nhiều mục đích giảng dạy và học tập thường xuyên của ĐHQGHN và của các trường tham gia tổ chức thi, như Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường (trên 1.000 máy), Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (trên 500 máy) cùng nhiều trường khác có số máy tính lớn. Số máy chuyên dùng cho việc làm đề thi, thử nghiệm câu hỏi và tổ chức thi của Trung tâm Khảo thí chỉ là con số rất nhỏ: 300 máy tính.
Các máy tính này cùng với hạ tầng công nghệ thông tin sau kì thi ĐGNL, tiếp tục phục vụ công tác đào tạo, giảng dạy công nghệ thông tin, kiểm tra, đánh giá định kì cho các môn học và nhiều hoạt động khác trong đào tạo và nghiên cứu của các đơn vị. Chúng tôi cũng đang triển khai áp dụng rộng rãi việc kiểm tra thường xuyên và kết thúc các môn học chung, môn cơ sở trên máy tính với bài thi trắc nghiệm khách quan.
* PV: Thưa ông, ĐHQGHN sẽ có giải pháp gì đối với các thí sinh đang bảo lưu kết quả của kì thi ĐGNL 2016 trong đợt xét tuyển của năm 2017?
Ông Nguyễn Kim Sơn:Với thí sinh có kết quả đạt chuẩn, chưa nhập học vào bất kỳ trường nào sau kì thi 2016 - chúng tôi sẽ xem xét sử dụng kết quả của thí sinh này để phục vụ tuyển sinh năm 2017 một cách phù hợp và có thông báo cụ thể.
*PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hồng Quyên (ghi)