Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Bình Dương vừa mới phát hành tập san Thông tin KHLS số 50 (4-2018).(ảnh)
Tập san số 50 gồm những bài viết của các tác giả trong và ngoài tỉnh tham gia cộng tác. Tập san cung cấp cho bạn đọc những tư liệu quý về nét sinh hoạt văn hóa,ôngtinkhoahọclịchsửsốHiểuthêmvềnhữngnétvănhóaxưnhận định trận barcelona hoạt động giáo dục của vùng đất Sài Gòn xưa qua bài viết “Vài nét về diện mạo văn hóa - giáo dục Sài Gòn thế kỷ XVIII” của thạc sĩ Nguyễn Thanh Tuyền. Những ai muốn nghiên cứu thêm về công cuộc mở đất của người Việt ở vùng đất Tây Nam bộ vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII; tiếp theo đó là người Hoa sau thất bại của phong trào “Phản Thanh, phục Minh”, đã chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở Trung Quốc cũng tìm đến vùng đất này như thế nào có thể tìm hiểu qua bài viết “Di dân đến vùng đất mới Tây Nam bộ nhìn từ góc độ người Việt và người Hoa” của tác giả Đỗ Kim Trường. Bên cạnh đó, những nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của vùng đất Nam bộ cũng được đề cập qua các bài viết: Đờn ca tài tử Nam bộ - từ hướng tiếp cận đặc thù luận lịch sử; Mỹ Tho - cái nôi của sân khấu cải lương Nam kỳ…
Cùng với những nét văn hóa của vùng đất Nam bộ, tập san còn có các bài viết nghiên cứu, giới thiệu về vùng đất, con người Bình Dương như: Các di sản lịch sử - văn hóa của tỉnh Bình Dương; Tìm hiểu về lịch sử Bộ sưu tập trống đồng ở Bình Dương; Bảo tồn và phát huy dân ca ở các trường trung học cơ sở tỉnh Bình Dương từ góc nhìn quản lý văn hóa. Hòa trong không khí phấn khởi của những ngày tháng 4 lịch sử, tập san không quên giới thiệu đến bạn đọc những bức ảnh tư liệu quý giá ghi lại những khoảnh khắc lịch sử “Giải phóng Sài Gòn” năm 1975.
Với tập san mới này, hy vọng bạn đọc gần xa sẽ có thêm những góc nhìn mới để bổ sung vào kho tư liệu quý giá của mình.
CẨM LÝ