当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bongdalu tip】Chứng khoán tuần: Đà tăng suy yếu, khối ngoại chuyển hướng bán ròng

CK

Nguyên nhân chính của đà tăng chậm lại là sự “vô dụng” của nhiều cổ phiếu dẫn dắt,ứngkhoántuầnĐàtăngsuyyếukhốingoạichuyểnhướngbánròbongdalu tip vốn đã hoàn thành nhiệm vụ trong tuần khởi động đầu tiên. Đó là VNM tuần qua chỉ tăng 1,04%, SAB tăng 0,54%, VHM tăng 0,13%, VIC giảm 0,11%, VCB giảm 1,09%, MSN giảm 1,29%.

Điều khá thú vị là chính những cổ phiếu này lại là động lực mạnh mẽ của tuần tăng đầu tiên của tháng 8 và đặc biệt là 3 phiên đầu tiên giúp VN-Index tăng gần 40 điểm. Những cổ phiếu dẫn dắt đó gần như đóng vai trò “đảo xu thế” từ giảm sang tăng, làm thay đổi trạng thái tâm lý nhà đầu tư, từ lo sợ đà giảm sâu hơn đến lao vào mua đuổi giá. Có thể nói những cổ phiếu trụ này chỉ có nhiệm vụ lèo lái VN-Index, sau đó trao trách nhiệm cho các cổ phiếu khác. Rất tiếc những cổ phiếu còn lại đã không thể tạo nên một xu thế mạnh mẽ hơn trong tuần qua.

Tính về hiệu suất của giá, tuần qua số cổ phếu tăng cũng nhiều hơn số giảm. Chẳng hạn VN30 có 22/30 cổ phiếu tăng giá trong tuần. Với tỷ lệ cổ phiếu tăng giá vẫn cao nghĩa là nhà đầu tư vẫn có cơ hội lớn hơn được chứng kiến danh mục của mình tăng trưởng.

Tuy nhiên điều không thể phủ nhận là mức tăng giá đang chậm lại. Phiên tăng mạnh mẽ nhất tuần qua là ngày 13/8 với mức tăng 8,1 điểm ở VN-Index. Cả tuần chỉ số tăng hơn 9 điểm, nghĩa là 4 phiên còn lại trong tuần, thị trường hầu như không biến động do triệt tiêu lẫn nhau. Đó là biểu hiện rõ nhất của trạng thái giảm tốc, vì sự phân hóa bắt đầu ảnh hưởng đến tốc độ tăng giá, thay vì sự đồng thuận ban đầu.

Nguyên nhân của sự giảm tốc và phân hóa này không có gì khác là nhà đầu tư chốt lời dần các vị thế có lãi tốt nhất, trong khi hạn chế mua mới. Thanh khoản tuần qua duy trì khá cao, với trung bình 4.584 tỷ đồng/ngày, tăng khoảng 11% so với trung bình tuần trước. Đặc biệt phiên thanh khoản lớn nhất ngày thứ Sáu với 5.278 tỷ đồng khớp lệnh lại là một phiên đảo chiều giảm. Đó là phiên có tín hiệu chốt lời mạnh nhất sau khi chỉ số lên mức cao nhất tuần vào ngày thứ Năm.

Sự thay đổi vai trò của các khối nhà đầu tư cũng khá rõ. Nhà đầu tư trong nước ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch tuần qua trong khi nhà đầu tư nước ngoài giảm đi. Trong 3 tuần gần nhất, cũng là 3 tuần thị trường tạo đáy sau khi dịch dịch quay lại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài từ chỗ chiếm trung bình 12% trong các giao dịch khớp lệnh hàng ngày của HSX ở tuần cuối tháng 7, bắt đầu giảm xuống 8,6% trong tuần đầu tháng 8 và chỉ còn 6,1% trong tuần vừa qua. Trong khi đó thanh khoản chung lại tăng dần, nghĩa là nhà đầu tư trong nước bắt đầu giao dịch mạnh hơn sau khi thị trường đã quay đầu.

Khối ngoại tuần qua chốt lời mạnh đột biến với 830,6 tỷ đồng giá trị ròng ở cổ phiếu hai sàn. Nếu tính cả cổ phiếu UpCom, khối này bán ròng gần 875,9 tỷ đồng. Riêng cổ phiếu sàn HSX tuần qua bị bán ròng 773 tỷ đồng và bán ròng qua khớp lệnh khoảng 692,9 tỷ đồng. Khối ngoại giảm mua, tăng bán cũng phù hợp với tỷ trọng giao dịch hàng ngày giảm xuống như mới nói ở trên.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 14/8

Giá đóng cửa ngày 7/8

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 14/8

Giá đóng cửa ngày 7/8

Mức tăng (%)

RIC

4.2

5.43

-22.65

HAP

4.85

3.48

39.37

CDC

24

28.4

-15.49

VPS

21.55

15.55

38.59

HTT

0.6

0.7

-14.29

LMH

0.8

0.6

33.33

PNC

8.78

10.2

-13.92

DXV

3.5

2.67

31.09

HVG

4.8

5.52

-13.04

EMC

12.7

9.78

29.86

SRF

13.15

14.9

-11.74

DTT

14.4

11.09

29.85

TNI

3.08

3.36

-8.33

TLD

13.2

10.25

28.78

KPF

15.3

16.6

-7.83

TCD

11.1

8.78

26.42

VIS

15.35

16.6

-7.53

YBM

4.74

3.8

24.74

DTL

11.1

11.95

-7.11

STG

17.15

14

22.5

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 14/8

Giá đóng cửa ngày 7/8

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 14/8

Giá đóng cửa ngày 7/8

Mức tăng (%)

VTL

18.5

31

-40.32

QNC

7.9

5

58

PDC

4.4

7.1

-38.03

CTC

6.3

4.1

53.66

VC1

7.8

11.5

-32.17

KSK

0.3

0.2

50

TST

8.2

11.9

-31.09

MEC

1.5

1.1

36.36

SSM

5

7.2

-30.56

API

11.1

8.3

33.73

PGT

4.1

5.7

-28.07

DBT

14.1

10.7

31.78

HKB

0.6

0.8

-25

CTT

14.1

11

28.18

PVE

1.3

1.7

-23.53

CET

3.8

3

26.67

VTJ

3.5

4.2

-16.67

MBG

5.7

4.5

26.67

VSA

14.1

16.9

-16.57

SPP

0.5

0.4

25

Việc nhà đầu tư nướac ngoài đột ngột chuyển hướng bán ròng lớn cũng chưa hẳn là tín hiệu xấu vì khối này mua bắt đáy khá nhiều ở thời điểm cuối tháng 7 (tuần cuối tháng 7 HSX mua ròng 567,7 tỷ đồng), khi thị trường tạo đáy. Do đó đây có thể chỉ là các giao dịch ngắn hạn bình thường. Vai trò còn lại được trao cho nhà đầu tư trong nước. Đáng tiếc là với tình trạng trồi sụt phân hóa, nhà đầu tư trong nước cũng đang giao dịch phân hóa rất rõ.

Thị trường hiện tại không đạt được sự đồng thuận bền vững là do chưa thật sự hình thành một xu thế tăng được chấp nhận rộng rãi. Đối với các nhà đầu tư nhìn từ đáy điều chỉnh 780 điểm của VN-Index hồi cuối tháng 7 thì hiện thị trường đang trong một xu thế tăng. Ngược lại, với nhà đầu tư nhìn từ đỉnh 900 điểm của xu thế tăng từ tháng 4 đến tháng 6 thì hiện thị trường vẫn chỉ là phục hồi trong chiều giảm. Ngưỡng 780 điểm đã thực sự là đáy của chiều giảm từ đỉnh 900 hay chưa vẫn chưa được xác nhận. Vì vậy nhà đầu tư thận trọng sẽ chờ đợi một nhịp điều chỉnh kiểm định lại ngưỡng 780 điểm.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

3.8.2020

3,908.2

335.4

311.0

4.8.2020

3,886.5

260.8

298.5

5.8.2020

4,839.6

379.4

356.6

6.8.2020

4,079.9

337.8

296.8

7.8.2020

3,999.1

338.1

241.1

10.8.2020

4,741.6

248.9

395.9

11.8.2020

4,279.3

226.6

327.2

12.8.2020

4,294.5

255.8

368.7

13.8.2020

4,328.7

309.5

455.8

14.8.2020

5,277.7

226.9

470.5

Trọng Nghĩa

分享到: