Lợi ích KTTT mang lại không chỉ đưa đến cho các thành viên cơ hội tốt hơn về quyền lợi mà còn góp phần tạo sự ổn định xã hội,ếtđểphaacutettriểnhận định sông lam nghệ an tính toán thị trường cung - cầu. Phát triển KTTT, cùng với các thành phần kinh tế khác là phương thức để thúc đẩy nhau cùng phát triển. KTTT coi trọng lợi ích của thành viên, sự hợp tác, liên kết, trợ giúp lẫn nhau, hướng đến làm giàu cho thành viên và tập thể. HỖ TRỢ, CHIA SẺ KINH NGHIỆM Thành lập, đi vào hoạt động mới khoảng 2 tháng nhưng Tổ hội trồng rau xã An Khương đã và đang thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mô hình KTTT trong giúp đỡ, hỗ trợ tổ viên. “Tham gia tổ hội trồng rau, các tổ viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, giống cây với nhau. Đặc biệt, rau của các tổ viên trồng có thành viên trong tổ thu mua, bỏ mối nên đầu ra ổn định” - Tổ phó Tổ hội trồng rau xã An Khương Nguyễn Thị Thanh Nhung cho biết. Mỗi ngày, các tổ viên Tổ hội trồng rau xã An Khương cung cấp ra thị trường khoảng 1 tấn rau, củ, quả trồng theo mô hình lagim Với diện tích gần 2 ha, bà Nhung đã liên kết 1 tổ viên trồng các loại như dưa leo, bầu, bí, đậu cô ve… Theo bà Nhung, dưa leo trồng khoảng 30-40 ngày là có trái và thời gian thu hoạch kéo dài trong 55-60 ngày nếu chăm sóc tốt. Đầu tư 30 triệu đồng làm giàn lưới và hệ thống tưới tự động trên diện tích hơn 1 sào, nhưng vụ đầu tiên đã có thể thu hồi vốn. Sau thu hoạch, nông dân phải dọn và phơi vườn từ 20-30 ngày để làm đất. Với kinh nghiệm trồng rau nhiều năm, theo bà Nhung, các vụ phải luân phiên nhiều loại rau khác nhau để đạt năng suất cao… Chia nhỏ diện tích để trồng đa dạng các loại rau nên sau vụ thu hoạch dưa leo, gia đình bà Nhung bắt đầu thu bí xanh và đậu cô ve. Chủ tịch Hội Nông dân xã An Khương Phan Lê Trung Thông tham quan mô hình trồng dưa leo của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Nhung
Bên cạnh liên kết trồng các loại rau leo, chị Thạch Thị Lâm, tổ viên Tổ hội trồng rau An Khương trồng thêm cà xanh. Theo chị Lâm, cà xanh không phải làm giàn, trồng vài tháng là có thể thu hoạch trong thời gian 1-2 năm, giá bán ổn định. Với diện tích 2 sào, bình quân mỗi ngày gia đình chị thu hái 1 tạ cà xanh, với giá 7.000 đồng/kg. Chị Lâm cho hay: Tham gia tổ hội được hỗ trợ vốn vay để đầu tư mua cây giống, phân bón. Chị em trong tổ hội còn giúp nhau thu hoạch nông sản. “Trồng cây gì, nuôi con gì luôn là bài toán khó với nông dân. Vì vậy, để mô hình kinh tế phát triển hiệu quả, nông dân nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ thị trường trước khi triển khai, tránh tình trạng cung lớn hơn cầu, đầu ra gặp khó. Hiện mô hình trồng rau tại xã An Khương đang có đầu ra ổn định, rau xanh đủ cung cấp cho người dân địa phương và các vùng lân cận” - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Khương Phan Lê Trung Thông cho biết. LÀM GIÀU TỪ MÔ HÌNH LAGIM Lagim là mô hình trồng các loại rau, củ, quả cho thu hoạch hằng ngày giúp nông dân có nguồn thu ổn định. Có hơn 1 ha đất, gia đình bà Phạm Thị Phương ở tổ 7, ấp 2, xã An Khương chọn mô hình lagim để phát triển kinh tế. Theo bà Phương, mô hình này cho thu nhập ổn định, bình quân mỗi tháng thu từ 15-20 triệu đồng. Mỗi ngày, gia đình bà Phương thu hoạch từ 30-50kg rau xanh các loại cung cấp cho người dân tại địa phương. Rau cải ngọt, cải xanh, mồng tơi, rau dền… được bà chọn trồng nhiều tại vườn vì dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và giá bán ổn định. Đây là những loại rau trồng trong khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch. Bà Phương cho biết, thực hiện mô hình lagim theo hướng an toàn nên gia đình bà tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất. Trong đó, không sử dụng phân hóa học mà thay thế bằng phân hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhung phân loại, đóng gói dưa leo cho tổ viên trong tổ hội thu mua, bỏ mối Bên cạnh các loại rau lagim thì rau gia vị như tía tô, húng quế, mùi… cũng được bà trồng thêm để đa dạng mặt hàng cung cấp ra thị trường. Đây là các loại rau thơm chủ yếu dùng để ăn sống nên việc chăm sóc thuận theo tự nhiên càng được chú trọng. Ưu điểm của rau gia vị là chi phí đầu tư thấp, không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh, chăm bón chủ yếu là phân hữu cơ và có thể trồng, thu hoạch quanh năm. Đồng hành với hội viên nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân xã An Khương đã duy trì và thành lập các tổ hội, hợp tác xã theo nhu cầu, nguyện vọng của nông dân. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tham quan, hướng dẫn, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân… Chủ tịch Hội Nông dân xã An Khương Phan Lê Trung Thông cho biết: Thực hiện nghị quyết của các cấp ủy đảng về chú trọng KTTT, nông nghiệp hữu cơ, thời gian qua, Hội Nông dân xã đã tham mưu thành lập các mô hình KTTT. Mô hình trồng rau ấp 2 đã có khoảng 4 năm nay, tuy nhiên, các hộ trồng đơn lẻ, không có sự liên kết. Tổ hội trồng rau của xã thành lập với mong muốn tạo điều kiện để hội viên nông dân chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trồng trọt; đồng thời, lên lịch trồng không bị trùng lặp, trồng xoay vòng để đa dạng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường. |