【bảng xếp hạng fa】Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện nhiều biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 16:16:19 评论数:
TheĐồngbằngsngCửuLongthựchiệnnhiềubiệnphpmởrộngthịtrườngxuấtkhẩbảng xếp hạng fao Cục Công nghiệp Địa phương (Bộ Công thương), từ đầu tháng 9/2012 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt 0,8 tỉ USD, nâng tổng giá trị hàng xuất khẩu toàn vùng từ đầu năm đến nay ước đạt trên 7,2 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, hai mặt hàng gạo và thuỷ sản chiếm trên 5 tỉ USD. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Tiền Giang, Long An và thành phố Cần Thơ dẫn đầu toàn khu vực về giá trị xuất khẩu hàng hoá.
Năm 2012, xuất khẩu hàng hoá gặp khó khăn nhưng các tỉnh, thành phố đã tích cực mở rộng thị trường, phấn đấu tăng thị phần trên các thị trường đã có đồng thời tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát, tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên thị trường nhiều nước Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương, EU, Bắc Mỹ. Các tỉnh, thành phố mở rộng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, phổ biến cho doanh nghiệp xuất khẩu kinh nghiệm toàn cầu về quản lý rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh nghiệm về áp dụng các giải pháp tài chính chuyên biệt tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thành công đồng thời thực hiện tốt chương trình hỗ trợ ngành gạo xuất khẩu, chương trình bảo lãnh tín dụng, chương trình phát triển và quản lý chuỗi cung ứng, các dịch vụ giá trị gia tăng liên quan đến xuất nhập khẩu. Đồng thời chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất và chuyển dịch xuất khẩu theo hướng tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đối với mặt hàng gạo và thuỷ sản, các tỉnh, thành phố trong khu vực tăng vốn đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong các khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm; giảm chế biến thủy sản thô mà đa dạng hóa và tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản, đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng khó tính tại Nhật, Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương.
Nguồn: DCSVNOL