【tu le keo】Giá bán lẻ điện bình quân sẽ không tác động nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng

时间:2025-01-26 23:46:29 来源:88Point

Thưa ông,ábánlẻđiệnbìnhquânsẽkhôngtácđộngnhiềuđếnchỉsốgiátiêudùtu le keo trong điều chỉnh giá điện lần này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã dựa trên các yếu tố nào?

Căn cứ Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tính toán giá điện dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu vào sản xuất điện.

Giá bán lẻ điện bình quân sẽ không tác động nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương)

Cụ thể, đối với các yếu tố làm giảm chi phí sản xuất điện, chỉ có giá dầu trong nước và quốc tế bình quân trong thời gian qua giảm so với giá dầu trong phương án giá điện ngày 16/3/2015. Trong khi đó, nhiều yếu tố làm tăng chi phí sản xuất điện như: Giá than tăng từ ngày 24/12/2016 (tăng bình quân khoảng 5,7% so với thời điểm tháng 3/2015); giá khí Nam Côn Sơn trong bao tiêu, giá khí Đại Hùng tăng 2%/năm theo lộ trình quy định tại hợp đồng khí; giá khí Nam Côn Sơn trên bao tiêu, giá khí Hải Thạch – Mộc Tinh theo cơ chế thị trường nhưng không thấp hơn giá khí miệng giếng kể từ tháng 1/2016. Vì vậy, giá khí bình quân năm 2017 của các nhà máy điện sử dụng nguồn khí trên tăng nhẹ so với giá khí trong phương án giá ngày 16/3/2015. Thêm nữa, tỷ giá bình quân trong thời gian qua tiếp tục tăng so với tỷ giá trong phương án giá điện ngày 16/3/2015; bổ sung tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với các đơn vị sản xuất thủy điện thực hiện theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017, có hiệu lực từ 01/9/2017 với giá 11,35 đồng/kWh (tính theo giá điện bình quân 1.622,01 đồng/kWh).

Một yếu tố khác làm tăng chi phí sản xuất điện là khoản phân bổ chênh lệch tỷ giá theo hợp đồng mua bán điện năm 2016 của các nhà máy điện theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCT. Riêng khâu truyền tải điện sẽ tiến hành phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá tính đến ngày 31/12/2016 của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia vào năm 2017. Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá các nhà máy điện theo hợp đồng mua bán điện từ năm 2015 trở về trước và chênh lệch tỷ giá còn lại của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia sẽ được xem xét trong giai đoạn 2018-2020, phù hợp với quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016-2020.

Việc tăng giá vào thời điểm cuối năm liệu có tác động đến chỉ số lạm phát, hay chỉ số CPI năm 2017?

Việc điều chỉnh giá điện lần này được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Ngoài ra, giá điện đã cập nhật các số liệu liên quan, đặc biệt là sản lượng điện của các nhà máy điện (sản lượng điện từ nhà máy thủy điện được huy động cao) và cập nhật giá nhiên liệu, tỷ giá, các chi phí thực tế thực hiện trong các tháng đầu năm nay.

Với phương án giá điện tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá tác động tỷ lệ tăng giá điện này đến chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng và tổng sản phẩm trong nước khi thực hiện điều chỉnh đầu tháng 12/2017 là ít và không đáng kể. Theo đó, giá điện trên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng chỉ số giá sản xuất khoảng 0,07%, chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,08% và giảm tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước khoảng 0,014%.

Ông có thể cho biết việc điều chỉnh giá điện lần này tác động đối với từng nhóm khách hàng như thế nào, nhất là đối với doanh nghiệp?

Đợt tăng giá lần này vẫn giữ nguyên hỗ trợ với nhóm hộ nghèo/hộ chính sách như trước đây.

Đối với nhóm khách hàng kinh doanh dịch vụ, nhất là du lịch, lần tăng giá này khoảng 5,7%, thấp hơn so với mức tăng của giá bán điện bình quân.

Giá bán điện cho nhóm khách hàng sản xuất tỷ lệ tăng từ 1,4% đến 6,4%, thấp hơn so với mức tăng của giá bán điện bình quân và có tỷ lệ bằng 91,3% so với giá bán điện bình quân. Tỷ lệ tăng trực tiếp giá thành sản xuất đối với một số sản phẩm có mức tiêu thụ điện cao như thép, xi măng khoảng từ 0,14% - 0,49%.

Cũng có nhiều ý kiến lo ngại việc tăng giá điện sẽ tác động tới các doanh nghiệp sản xuất. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Nhằm phát triển năng lượng bền vững, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của doanh nghiệp và người dân, đảm bảo tạo môi trường cạnh tranh, thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành điện, giá bán điện cần phản ánh được các chi phí sản xuất, kinh doanh điện cũng như đảm bảo đơn vị điện lực có lợi nhuận hợp lý; đảm bảo các chỉ tiêu tài chính đáp ứng yêu cầu của tổ chức tài chính cho vay vốn, từ đó tái đầu tư phát triển và khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành điện.

Giá bán lẻ điện bình quân sẽ không tác động nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng
Doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng điện

Lần điều chỉnh giá bán lẻ điện ngày 1/12/2017 tiếp tục thực hiện mục tiêu trên với định hướng giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường trong phạm vi khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định trong giai đoạn 2016 - 2020 và cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, biểu giá bán lẻ điện được áp dụng theo giá điện giờ bình thường, cao điểm và thấp điểm. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều điện vào giờ cao điểm thì mức tiền phải trả sẽ cao hơn so với doanh nghiệp sử dụng điện nhiều trong giờ bình thường và giờ thấp điểm. Mục đích nhằm giảm nhu cầu phụ tải toàn hệ thống trong các giờ cao điểm, góp phần giảm áp lực vốn đầu tư xây dựng nguồn mới nói riêng, cũng như giảm áp lực tăng giá điện nói chung.

Như vậy, tác động của việc điều chỉnh giá điện sẽ khác nhau đối với từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào hành vi sử dụng điện, tức là sử dụng ở giờ thấp điểm sẽ có lợi hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần xem xét nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng nói chung và hiệu quả sử dụng điện nói riêng thông qua việc triển khai các chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng, chương trình quản lý nhu cầu phụ tải, qua đó tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Về phía Bộ Công Thương, chúng tôi sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngành điện, đảm bảo việc áp giá điện đúng quy định; phối hợp các bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát EVN và các đơn vị thành viên thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tiếp tục triển khai thị trường phát điện cạnh tranh, nhằm giảm sức ép tăng giá điện.

Xin cảm ơn ông!

TIN LIÊN QUAN
Giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 1/12/2017 là 1.720,65 đồng/kWh
Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân bảo đảm công khai, minh bạch
推荐内容