发布时间:2025-01-25 18:04:17 来源:88Point 作者:Cúp C1
Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giá để khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện và phù hợp với những quy định mới sau khi Luật Phí, lệ phí được Quốc hội thông qua.
Như vậy, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Nghị định 177 trong đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý giá sữa.
Trong những năm qua, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Tài chính đã thực hiện quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế.
Đặc biệt trong năm 2014, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ lần đầu tiên thực hiện bình ổn giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi bằng biện pháp giá tối đa và đăng ký giá. Mặc dù thực hiện bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ tháng 6-2014 đến nay đã đạt được những kết quả tích cực nhưng trong thực tế trong quá trình triển khai, Bộ Tài chính cho biết vẫn gặp phải những khó khăn cần sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan.
Theo Bộ Tài chính, căn cứ việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sang Bộ Công Thương xuất phát từ việc quản lý giá sản phẩm này thực tế thời gian vừa qua. Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, các luật chuyên ngành đã được soạn thảo theo hướng giao các bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm chủ trì quản lý giá sản phẩm, dịch vụ có tính chuyên sâu của ngành mình.
Do đó, Bộ Tài chính nhận thấy Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá đối với sản phẩm sữa là phù hợp.
Trong văn bản báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính cho rằng, trong thời gian qua, để quản lý giá sữa, đặc biệt đối với mặt hàng sữa nhập khẩu thì vai trò của Bộ Công Thương rất quan trọng, từ khâu trước khi nhập khẩu đến khâu lưu thông trên thị trường.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước và sản phẩm sữa thành phẩm đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Bộ Công Thương có tham tán thương mại ở các nước nên có thông tin về giá nhập khẩu của các thị trường, diễn biến giá nguồn cung thị trường thế giới. Do đó, thời gian qua, Bộ Tài chính đã nhiều lần đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo tham tán thương mại ở nước ngoài cung cấp các thông tin về xác định giá, cung cầu sữa thế giới.
Ngoài ra, Bộ Công Thương còn là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở rộng thị trường; đại diện lợi ích kinh tế quốc tế của Việt Nam tại các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế… Do đó, Bộ Công Thương có điều kiện hiểu rõ để cân nhắc đến lợi ích của các quốc gia, lợi ích của các thành viên tham gia trong các tổ chức cũng như những bất lợi để nhằm hạn chế tối đa khi thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong nước.
Về quản lý cạnh tranh, hiện nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước và sản phẩm sữa thành phẩm đều được nhập khẩu do đối tác nước ngoài trực tiếp chỉ định cho thấy, nghi vấn có hiện tượng thao túng, chuyển giá từ nước ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Để xác định, ngăn chặn phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cần có cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực này là Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, xử lý.
Về quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường, theo Bộ Tài chính, trong công tác quản lý giá nói chung, quản lý giá sữa nói riêng, Bộ Tài chính cho biết, vai trò quản lý thị trường là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, trong thời gian bình ổn giá sữa vừa qua vai trò quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường của Cục Quản lý thị trường và các chi cục quản lý thị trường đã góp phần rất lớn trong việc triển khai công tác bình ổn tại các địa phương.
Theo thống kê, trong khoảng 6 tháng từ 1-6-2014 đến tháng 12-2014, với việc kiểm tra 305 vụ, xử lý hành chính 269 vụ; số tiền thu nộp ngân sách gần 520 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy 542 hộp, bịch sữa các loại trị giá 41,8 triệu đồng. “Điều này đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của Bộ Công Thương đối với công tác này”, trong văn bản gửi tới Chính phủ, Bộ Tài chính nêu rõ.
Với những cơ sở nêu trên, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá và các luật có liên quan.
Sau khi Chính phủ giao chức năng quản lý giá sữa về Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 177 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; đồng thời phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện theo chức năng nhiệm vụ để xây dựng và đề xuất phương án quản lý giá sữa phù hợp với từng thời kỳ. Đồng thời, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao Bộ Y tế theo chức năng của mình kiểm tra, kiểm soát danh mục sản phẩm đăng ký mới, thay đổi bao bì, quy cách, chất lượng và gửi Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng ban hành danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định; giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện công tác bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. |
相关文章
随便看看