您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả trận as roma】Siết quản lý vốn tạm ứng các dự án sử dụng ngân sách 正文

【kết quả trận as roma】Siết quản lý vốn tạm ứng các dự án sử dụng ngân sách

时间:2025-01-12 13:31:15 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Việc tạm ứng vốn chưa thu hồi được gây khó khăn cho cơ quan quản lý.Bộ Tài chính mới đây đã đề nghị kết quả trận as roma

du an

Việc tạm ứng vốn chưa thu hồi được gây khó khăn cho cơ quan quản lý.

Bộ Tài chính mới đây đã đề nghị siết lại mức tạm ứng hợp đồng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết,ếtquảnlývốntạmứngcácdựánsửdụngngânsákết quả trận as roma thay bằng mức 50% như hiện nay.

Tạm ứng không quá 30% giá trị hợp đồng

Bộ Tài chính vừa có văn bản đóng góp ý kiến vào dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng xây dựng. Theo Bộ Tài chính, nội dung quản lý vốn tạm ứng theo hợp đồng thực hiện các dự án sử dụng NSNN cần được quy định theo hướng chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN đang khó khăn hiện nay.

Nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn tạm ứng, giảm tình trạng chiếm dụng vốn trong suốt quá trình thực hiện dự án, đồng thời gắn việc tạm ứng vốn phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng hàng năm, Bộ Tài chính đã kiến nghị sửa đổi quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng. Theo đó, mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với phân kỳ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện từng năm.

Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định rõ theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng. Đồng thời, tổng mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng ở mức cao hơn thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép. Như vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm mức tạm ứng, thay vì 50% như hiện tại.

Riêng đối với dự án sử dụng NSNN, do kế hoạch vốn không hoàn toàn tương thích với tiến độ thực hiện dự án do phải phù hợp với cân đối NSNN hàng năm, nên ngoài việc căn cứ vào tiến độ thực hiện còn phải căn cứ vào kế hoạch vốn được bố trí trong năm. Do vậy, đối với hợp đồng sử dụng vốn NSNN, Bộ Tài chính đã kiến nghị quy định vốn tạm ứng trong năm phải phù hợp với kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền giao cho dự án. Đồng thời, không nên quy định mức tạm ứng tối thiểu đối với các hợp đồng thực hiện dự án sử dụng NSNN.

Phải hoàn trả dần vốn qua các lần thanh toán

Đối với việc thu hồi tạm ứng, Bộ Tài chính kiến nghị quy định vốn tạm ứng phải được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng, đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt 80% giá trị hợp đồng trừ trường hợp đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép tạm ứng ở mức cao hơn 80% giá trị hợp đồng.

Bên cạnh đó, nhằm có chế tài xử lý đối với việc sử dụng tạm ứng, thu hồi tạm ứng góp phần giảm số dư tạm ứng lớn và kéo dài qua nhiều năm tại Kho bạc Nhà nước (KBNN), Bộ Tài chính đã kiến nghị sửa đổi nội dung này. Cụ thể, vốn tạm ứng chưa thu hồi nếu quá thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm phải thu hồi tạm ứng theo quy định của hợp đồng mà nhà thầu chưa thực hiện hoặc khi phát hiện nhà thầu sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với KBNN để thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho NSNN. Đây cũng là quy định nhằm tăng trách nhiệm đối với các đơn vị sử dụng vốn tạm ứng nguồn NSNN.

Trường hợp chủ đầu tư chưa thu hồi, KBNN có văn bản đề nghị chủ đầu tư thu hồi của nhà thầu hoặc đề nghị chủ đầu tư yêu cầu tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng theo nghĩa vụ bảo lãnh khi nhà thầu vi phạm cam kết với chủ đầu tư về việc sử dụng vốn tạm ứng.

Trên thực tế, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được NSNN tạm ứng vốn cho các công trình, dự án nhưng chưa thu hồi được. Kiểm toán Nhà nước đã từng phát hiện hàng chục địa phương sử dụng sai nguồn kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, tạm ứng dự toán từ ngân sách trung ương kéo dài, quá thời hạn nhưng chưa hoàn trả. Việc quy định chặt chẽ về quản lý vốn tạm ứng hợp đồng như trên sẽ giúp các cơ quan, tổ chức quản lý chặt hơn, dễ kiểm soát và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn tạm ứng theo hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng thực hiện dự án sử dụng nguồn vốn NSNN đang có số dư tạm ứng lớn, kéo dài nhiều năm tại KBNN.

Trần Thắng