【bologna đấu với sassuolo】Vụ cháu bé chết ở phòng khám trưởng khoa nhi: Gậy quản lý có... như không!

时间:2025-01-25 18:51:13 来源:88Point

TheụcháubéchếtởphòngkhámtrưởngkhoanhiGậyquảnlýcónhưkhôbologna đấu với sassuoloo thông tin Phòng Y tế huyện Thường Tín, trên địa bàn huyện hiện có 26 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đã được cấp phép. Tuy nhiên, chỉ tính riêng khu vực xung quanh BV Tâm thần trung ương I, nằm trên địa bàn xã Hòa Bình, số lượng PK chuyên khoa răng, tâm thần, tai mũi họng… cũng đã vượt con số trên. Nhiều tấm biển PK dù đề rất rõ chuyên khoa khám bệnh, thời gian làm việc, thậm chí cả tên bác sĩ và BV công tác nhưng lại để trống số đăng ký giấy phép hoạt động (mà theo quy định bắt buộc phải có).



Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hiếu Luân, Trưởng phòng Y tế huyện Thường Tín cho biết, trong đợt kiểm tra mới đây, địa phương đã phát hiện nhiều trường hợp bác sĩ vi phạm quy định hành nghề y tư nhân. Trong tháng 10 và 11, ngoài trường hợp của bác sĩ Phạm Anh Sơn, cơ quan quản lý lĩnh vực y tế của địa phương còn phát hiện, xử phạt và yêu cầu ngừng hoạt động 4 PK khác hành nghề y tư nhân khi chưa được cấp phép hoặc giấy phép hết hạn và điều đáng nói là các PK đều của các bác sĩ làm trong BV công. 

Ông Nguyễn Hiếu Luân phân trần: Rất khó trong việc quản lý PK tư của những bác sĩ làm việc tại BV công, bởi vì họ thường hành nghề ngay tại nhà, ngoài giờ hành chính. Nhiều khi đoàn kiểm tra đến thì PK đóng cửa. Mới đây nhất, ngày 16-11, chúng tôi đi kiểm tra không thấy PK Hương Sơn hoạt động nhưng đến 20-11 thì một cháu bé đã tử vong tại phòng khám này. Công tác kiểm tra cũng chỉ được tiến hành mỗi quý một lần, do lực lượng cán bộ của Phòng Y tế huyện mỏng.

Được biết, Sở Y tế Hà Nội đã đề nghị phòng y tế quận, huyện khi phát hiện bác sĩ công vi phạm các quy định về hành nghề y tư nhân cần thông báo về BV để phối hợp quản lý. Chỉ thị số 10/CT- UBND ngày 2-5-2013 của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y dược ngoài công lập cũng yêu cầu sự "vào cuộc" không chỉ của các sở, ban, ngành, mà còn của các cấp chính quyền địa phương, từ quận, huyện đến xã, phường. 

Để thực hiện chỉ thị trên, UBND huyện Thường Tín đã có văn bản số 668/UBND-YT ngày 28-10-2013 gửi Giám đốc BV Tâm thần trung ương, Giám đốc BV Đa khoa huyện Thường Tín, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thường Tín, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Theo đó, UBND huyện yêu cầu phòng y tế phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. UBND các xã, thị trấn khẩn trương rà soát, kiểm tra đối với các cơ sở hành nghề y, dược tại địa phương và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo luật định. Như vậy, việc phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương đã rõ, nhưng việc thực thi trên thực tế ra sao? 

Sau 5 tháng PK Hương Sơn bị đóng cửa, chính quyền địa phương mới quay trở lại để giám sát việc thực thi của PK này. Vậy là trong suốt thời gian dài, PK vẫn "vô tư" hoạt động. Trưởng phòng Y tế huyện Thường Tín cho rằng, chính quyền cấp xã khi triển khai thực hiện việc quản lý hành nghề y dược tư nhân chưa hiểu hết quyền hạn, chức năng của mình đến đâu nên khi xử lý vụ việc còn khá… lúng túng. Những điều đó không thể khỏa lấp trách nhiệm chính quyền địa phương và cơ quan được trao trách nhiệm quản lý về lĩnh vực này.

Chính kiểu "phạt như phủi bụi" mà các địa phương đang áp dụng đã khiến cho các PK tư… "nhờn luật". Ví như trường hợp trẻ tử vong tại PK Hương Sơn hồi tháng 6 năm nay, do gia đình nạn nhân không có khiếu kiện, không đồng ý cho mổ tử thi nên cơ quan chức năng cũng không có kết luận cuối cùng về nguyên nhân dẫn đến tử vong. Vì vậy, sự việc bị chuyển sang xử lý hành chính và phòng y tế đã đề xuất với UBND huyện ra quyết định xử phạt PK này 17,5 triệu đồng do hành nghề không phép và yêu cầu PK phải đóng cửa. Tại thời điểm đó, bác sĩ Phạm Anh Sơn đã ký cam kết với lãnh đạo BV không tiếp tục hành nghề khi chưa được cấp phép. 

Thế nhưng, trên thực tế, PK này vẫn hoạt động nên mới tiếp tục để xảy ra sự cố trẻ tử vong ngày 20-11 vừa qua. Những sự việc trên cho thấy, khi cây "gậy" quản lý chưa được cơ quan chức năng sử dụng hiệu quả.

Tại mục 6 Chỉ thị số 10/CT - UBND ngày 2-5-2013 của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y dược ngoài công lập có yêu cầu, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước về y, dược ngoài công lập trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện pháp luật hành nghề y dược, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về hoạt động của cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo phòng y tế và các đơn vị trực thuộc liên quan tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra theo lịch hoặc đột xuất đối với các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại cộng đồng.

Thu Trang

Theo Hanoimoi

推荐内容