Ít người biết đến,ữngcỗxechiếnđấucókhảnănglộinướcđỉnhcaocủaHoaKỳbrighton vs mu nguyên mẫu đầu tiên của xe lội nước quân sự được chế tạo bởi một người dân thường có tên là Donald Roebling. Người đàn ông này đã đặt tên cho chiếc xe của mình là Alligator (cá sấu).
Chiếc xe "cá sấu" do Donald Roebling chế tạo. Ảnh: worldwar2headquarters |
Chiếc Alligator có thân vỏ được làm bằng nhôm, bánh xích có cấu tạo gồm nhiều thanh ngang để tăng sức kéo và có thể hoạt động trong địa hình bùn lầy. Ban đầu, Roebling sử dụng chiếc Alligator với mục đích ứng phó trong trường hợp bão lụt, sau đó ông đã có nhiều cải tiến để chiếc xe đạt được hiệu quả tối ưu.
Sự thành công của Donald Roebling và chiếc Alligator đã được vinh danh trên một bài báo của tạp chí LIFE. Tiếng tăm của chiếc xe đã lan đến tai quân đội Mỹ khiến họ phải đặt mua một chiếc để thử nghiệm và tạo ra bước ngoặt của dòng xe này.
Hoạt động đổ bộ quân được thực hiện bằng xe lội nước quân sự. Ảnh: Wikiwand. |
Dưới sự đặt hàng của quân đội, đến năm 1940, Roebling đã phát triển thành công mẫu Alligator thế hệ thứ 3 cho lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Thay vì sử dụng vỏ nhôm, chiếc Alligator đã được trang bị vỏ thép để tăng cường khả năng bảo vệ, đi kèm với đó là động cơ Hercules V6.
Xe lội nước quân sự LVT trong thế chiến 2. Ảnh: panzerserra |
Dựa theo nguyên lý của chiếc Alligator, trong thời kỳ thế chiến thứ 2 đã có nhiều mẫu xe lội nước quân sự khác được chế tạo và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Những chiếc xe lội nước giai đoạn này được gọi chung với cái tên LVT (Landing Vehicle Tracked).
Năm 1942, chiếc xe lội nước quân sự LVT thế hệ đầu tiên được sử dụng với mục đích hậu cần trong trận Guadalcanal.
Sang năm sau, phiên bản nâng cấp LVT2 với sức chuyên chở 3 tấn đã được sử dụng trong trận Tarawa.
Ở phiên bản LVT3, khoang lái đã được thiết kế riêng biệt với khoang chở quân. Xe sử dụng hộp số tự động thủy lực, tải trọng lên tới 5,4 tấn. Chiếc LVT3 có tầm hoạt động 120 km dưới nước và 240 km khi ở trên cạn.
Tới LVT thế hệ thứ 4, dòng xe này được trang bị thêm hai súng máy 0.30 và 0.50 Cal.
LVTP-7 được đưa vào sử dụng năm 1971. Ảnh: nara.getarchive.net |
Tới năm 1971, chiếc LVTP7 được đưa vào sử dụng đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong lịch sử phát triển của dòng xe này.
Chiếc LVTP7 có thể chuyên chở tới 28 lính thủy đánh bộ, được trang bị động cơ diesel V8 siêu nạp do hãng GM sản xuất tạo ra sức mạnh 400 mã lực và mô men xoắn 1118 Nm. Phần trước của xe được gắn một súng máy M85 0.50 Cal với góc bắn 360 độ. Dù nặng tới 25 tấn nhưng chiếc xe này vẫn có thể lội nước với vận tốc 13.5 km/h và chạy trên cạn với vận tốc 64 km/h.
AAVP-7A1 là bản nâng cấp từ LVTP7. Ảnh: nara.getarchive.net |
Năm 1977, quân đội Mỹ chuyển từ LVTP7 sang sử dụng LVTP7A1, hay còn gọi là AAV7A1 với nhiều cải tiến vượt bậc.
Tất cả các hệ thống treo, hệ thống thủy lực, vũ khí đều được tinh chỉnh để hoạt động chính xác và hiệu quả hơn. Xe được trang bị súng máy M2HB, tháp pháo Cadillac-Gage, súng phóng lựu tự động MK19. Để tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến, AAV7A1 còn được trang bị hệ thống định vị và báo cáo vị trí (PLARS).
Xe chiến đấu đổ bộ ACV thế hệ mới. Ảnh: seapowermagazine |
Ngày nay, những chiếc xe lội nước LVT đã dần trở thành lạc hậu. Quân đội Mỹ đang hướng tới sử dụng dòng xe thế hệ mới ACV (Amphibious Combat Vehicle –xe chiến đấu đổ bộ). Những chiếc ACV đã được thiết kế lại để tăng sức mạnh chiến đấu, tải trọng và khả năng phòng vệ.
Theo thông tin, xe chiến đấu đổ bộ ACV được trang bị động cơ 690 mã lực, dẫn động 8 bánh, có tầm hoạt động 500km và vận tốc 104 km/h khi ở trên cạn. Thay vì sử dụng thiết kế đáy phẳng, xe chiến đấu đổ bộ ACV có đáy dạng chữ V để giảm bớt xung chấn do các thiết bị nổ gây ra.
Hiện tại, loại xe chiến đấu đổ bộ ACV mới đang được lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đánh giá rất cao. Trong tương lai, khả năng xe đổ bộ ACV sẽ thay thế hoàn toàn xe LVT thế hệ cũ.
Ngân Vũ (Theo Hotcars)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Sức sống của xe quân sự UAZ 'thần thánh'
Ra đời từ năm 1973, dòng xe quân sự địa hình UAZ hiện vẫn có chỗ đứng trong quân đội nhiều nước, kể cả Nga và Việt Nam.